Sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
Sốt xuất huyết có thể gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu và một trong những hiện tượng nổi bật chính là đông má. Việc dùng thuốc sẽ giúp cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Tuy nhiên phải dùng đúng thuốc, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Vậy sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
Sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
Sốt xuất huyết có thể gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu và một trong những hiện tượng nổi bật chính là đông má. Việc dùng thuốc sẽ giúp cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Tuy nhiên phải dùng đúng thuốc, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Vậy sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
1. Nguy cơ rối loạn đông máu khi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp do muỗi vằn truyền siêu vi Dengue gây ra. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào tháng 7-9. Đặc biệt với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi phát triển mạnh, thì những ca sốt xuất huyết ngày càng tăng nhanh.
Sốt xuất huyết gây đông máu trong lòng mạch xuất hiện những cục máu đông li ti, làm tắc vi mạch, suy các phủ tạng. Từ đó các yếu tố đông máu và tiểu cầu giảm sẽ dẫn đến chảy máu không cầm được, gây sốc nặng và tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết thường được chia làm bốn mức độ:
- Độ một: Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, toát mồ hôi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Độ hai: Có biểu hiện xuất huyết thành các nốt, đám, mảng; chảy máu chân răng, mũi.
- Độ ba: Bệnh nhân bắt đầu hiện tượng vật vã, li bì; xuất huyết nặng hơn trong hệ tiêu hóa, âm đạo; suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ; huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp; da lạnh và ẩm.
- Độ bốn: Bệnh nhân bị suy đa tạng (tim, thận, gan...), xuất huyết nội tạng, sốc nặng, mạch huyết áp không đo được.
Ở độ một và hai, sốt xuất huyết gây đông máu và bị kích hoạt làm tăng khả năng đông máu. Song khi chuyển sang độ ba và bốn, máu sẽ giảm đông, từ đó suy giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu. Nếu kịp thời ngăn ngừa rối loạn đông máu, bệnh sốt xuất huyết sẽ không chuyển sang độ 3-4 và nhanh chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong.
Sốt xuất huyết gây đông máu là do :
- Thành mạch bị tổn thương và tăng tính thấm
- Tiểu cầu giảm
- Các yếu tố đông máu giảm do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông máu
- Suy chức năng gan: Giảm tổng hợp các yếu tố đông máu, tuy nhiên để khẳng định vấn đề này chúng ta cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn. v
Trong bệnh sốt xuất huyết có 2 biến chứng quan trọng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời, đó là trạng thái sốc do thất thoát huyết tương và sốt xuất huyết gây đông máu. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, thành mạch của bệnh nhân bị tổn thương và tăng tính thấm, tiểu cầu giảm, do đó sốt xuất huyết gây đông máu và làm các yếu tố đông máu giảm, do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông máu, suy chức năng gan, giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Các quá trình xuất huyết đó sẽ xảy ra khoảng từ ngày thứ 4 - 7 của bệnh khi đang sốt cao hoặc hạ sốt.
2, Sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
Khi sốt xuất huyết gây đông máu, ngoài việc hạ sốt và bù nước cho cơ thể, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các viên uống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đông máu, tránh tình trạng rối loạn đông máu kéo dài.
Thông thường bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện và điều trị theo phác đồ của thầy thuốc. Tuy nhiên có những trường hợp mới chớm mắc bệnh, chưa được chẩn đoán sốt xuất huyết, thường tự điều trị tại nhà, từ đó dễ dùng phải những thuốc bất lợi cho bệnh sốt xuất huyết, làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết gây đông máu ở bệnh nhân.
Dưới đây là một số loại thuốc mà chúng ta không nên dùng khi mắc sốt xuất huyết:
- Aspirin: có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Trong sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu, nghiêm trọng hơn là sốt xuất huyết gây đông máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong sốt xuất huyết, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng tuyệt đối cấm dùng vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), từ đó có thể gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: đa số các thuốc trong nhóm như: diclofenac, diffunisal, fenoprofen, ibuprofen, flurbiprofen, indomethacin, mefenamic acid, ketoprofen, naproxen, piroxacam... cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, giảm viêm. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức độ khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết khó cầm. Do vậy không dùng nhóm thuốc này trong điều trị sốt xuất huyết.
- Thuốc kháng sinh: sốt xuất huyết do virut gây ra mà kháng sinh lại để diệt vi khuẩn, không có tác dụng trong điều trị sốt xuất huyết. Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virus, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virus bằng cách thực bào. Trong sốt xuất huyết, kháng thể tiêu diệt ngược lại làm cho virus phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ gây tai biến.
Xem thêm:
- Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè
- Xét nghiệm máu sốt xuất huyết để làm gì?