Sốt siêu vi ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Sốt siêu vi ngày càng có xu hướng diễn biến bệnh phức tạp và ngày càng khó chữa trị. Sốt siêu vi xảy ra với mọi lứa tuổi trong đó sốt siêu vi người lớn ngày càng gia tăng. Rất nhiều người thắc mắc về triệu chứng sốt virus ở người lớn, sốt siêu vi ở người lớn có lây hay không, thường kéo dài mấy ngày?

Sốt siêu vi ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh Sốt siêu vi ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Sốt siêu vi ngày càng có xu hướng diễn biến bệnh phức tạp và ngày càng khó chữa trị. Sốt siêu vi xảy ra với mọi lứa tuổi trong đó sốt siêu vi người lớn ngày càng gia tăng. Rất nhiều người thắc mắc về triệu chứng sốt virus ở người lớn, sốt siêu vi ở người lớn có lây hay không, thường kéo dài mấy ngày? Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây để có phát hiện và chữa bệnh kịp thời.

Sốt siêu vi ở người lớn là gì? Có lây không?

Sốt siêu vi ở người lớn là hiện tượng người lớn bị nhiễm các loại siêu vi (hay virus) dẫn đến các triệu chứng sốt. Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể điều trị khỏi nếu các và có thể do nhiều loại virus gây ra, phổ biến là virus đường hô hấp.

Bệnh sốt virus có thể khỏi sau 5-7 ngày virus nhân lên ồ ạt và gây hại trong cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm do không phát hiện và chữa trị kịp thời các triệu chứng mà virus gây ra.

Bên cạnh đó vì chủ thể gây hại là virus nên sốt siêu vi có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.

Nguyên nhân sốt siêu vi ở người lớn?

vicare.vn-sot-sieu-vi-o-nguoi-lon-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-phap-du-phong-body-1

Sốt siêu vi ở người lớn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra , chủ yếu là do lây virus từ người này sang người khác. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch và sức đề kháng của từng người mà có thể bị lây virus hoặc không, mức độ nhiễm cũng nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua các dịch ho, hắt hơi, sổ mũi.

Bên cạnh đó một số yếu tố nêu dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus:

  • Sống hoặc làm việc ở khu vực có mật độ người bị sốt diêu vi cao
  • Thường xuyên tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng sinh hoạt hàng ngày với người đang bị sốt virus
  • Tần suất tiếp xúc với người bị sốt siêu vi cao

Triệu chứng sốt siêu vi ở người lớn?

Sau một thời gian virus nhân lên với cấp số nhân trong cơ thể (thời gian ủ bệnh),virus sẽ gây bệnh cho cơ thể. Sốt siêu vi sẽ có một số biểu hiện sau đây:

  • Sốt: Tùy thuộc và số lượng và tình trạng sức khỏe của từng người mà có biểu hiện sốt cao thấp khác nhau. Có bệnh nhân chỉ sốt trong khoảng 38oC đến 39oC, tuy nhiên có bệnh nhân sốt đến 39-40oC. Sự khác nhau giữa sốt siêu vi (do virus) với sốt so nhiễm trùng (do vi khuẩn) nằm ở chỗ: Tình trạng sốt ở sốt siêu vi có thể giảm một vài giờ sau đó lại tiếp tục sốt, có thể kèm theo những cơn lạnh. Một số trường hợp những biện pháp và thuốc hạ sốt thông thường không có hiệu quả. Trong khi đó nếu sốt do vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh và thuốc hạ sốt cũng có thể cải thiện tình hình.
  • Đau đầu: đau đầu dữ dội, mệt mỏi. Đôi khi bệnh nhân có thể có cảm giác choáng đầu, người uể oải và đau nhức toàn thân. Đặc biệt có cảm giác đau mỏi ở các cơ.
  • Một số có biểu hiện đường hô hấp: ho hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, cổ họng sưng và đau.
  • Một số trường hợp khác có thể kèm theo các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy phân không có máu và chất nhày hoặc nôn.
  • Có thể kèm theo hiện tượng khát nước, viêm kết mạc mắt dẫn tới biểu hiện mắt đỏ và chảy nước hoặc phát ban ở một số bệnh nhân.

Sốt siêu vi ở người lớn thường kéo dài mấy ngày?

Sốt virus ở người lớn có thể tự khỏi sau 5-7 ngày virus tấn công cơ thể. Tuy nhiên virus có cũng có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau họng hoặc rối loạn tiêu hóa... Điều trị sốt virus thực chất là điều trị các triệu chứng mà virus và vi khuẩn cơ hội gây ra trên cơ thể. Cụ thể điều trị sốt bằng các biện pháp chườm nóng, kèm theo chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc như Paracetamol để hạ sốt (liều 10-20mg/ kg, mỗi lần uống cách nhau 4-6h).

Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ trong khi không đáp ứng với các thuốc hạ sốt ,xuất hiện các biến chứng co giật, đau đầu chóng mặt liên tục, nôn nhiều, hoặc sốt kéo dài trên 5 ngày hãy đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời .

Biến chứng của sốt siêu vi ở người lớn

Hầu hết sốt siêu vi có thể tự khỏi sau một thời gian sốt kéo dài. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có một số biến chứng như mất nước nghiêm trọng, viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm cơ tim, loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn tới ngừng tim.

vicare.vn-sot-sieu-vi-o-nguoi-lon-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-phap-du-phong-body-2

Sốt virus siêu vi có truyền được nước không?

Có nhiều người thắc mắc sử dụng biện pháp truyền nước để chữa sốt siêu vi liệu có hiệu quả. Có 3 loại dung dịch truyền thường được sử dụng: dung dịch đường, dung dịch nước muối đẳng trương và dung dịch bổ sung các chất điện giải.

Theo ý kiến của các chuyên gia, lượng nước và chất điện giải bệnh nhân hấp thụ được không đáng kể. Bên cạnh đó chưa có nguyên cứu nào chứng minh tác dụng của việc truyền dịch trong việc giảm sốt siêu vi. Việc đưa nước và chất điện giải vào cơ thể qua đường tiêm truyền làm gia tăng nguy cơ như truyền nhiễm bệnh...Do vậy các bác sĩ vẫn khuyến khích các bệnh nhân nên bổ sung nước và các chất thông qua đường ăn uống.

Trong trường hợp một số bệnh nhân được bác sĩ chỉ định truyền dịch là do bệnh nhân nôn, đi ngoài mất nước quá nhiều hoặc không ăn uống, việc bổ sung thông qua ăn uống không hồi phục được thể tích tuần hoàn đã mất. Lưu ý việc truyền dịch chỉ được chỉ định bởi bác sĩ và thực hiện ở các cơ sở y tế có uy tín.

Biện pháp phòng sốt siêu vi

Phương pháp để tránh nhiễm virus là tránh tiếp xúc hoặc giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus bằng cách:

  • Hạn chế tiếp xúc với dịch bệnh hoặc nước bọt của người sốt siêu vi
  • Tránh đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ nhiễm cao
  • Vệ sinh cá nhân , vệ sinh học bằng các dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng hàng ngày
  • Rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật dụng có nguy cơ lây nhiễm virus cao.

Ngoài ra cũng cần chú ý tập thể dục thể thao hàng ngày, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể , đặc biệt trong những thời điểm giao mùa hoặc thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Xem thêm:

  • Người bị sốt siêu vi có xông được không?
  • Người bị sốt siêu vi không nên ăn gì?
  • Tác hại của sốt siêu vi ở người lớn
  • Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt siêu vi ở người lớn?
  • Bị sốt siêu vi nhớ đừng kiêng tắm