Sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật là gì? Các bà mẹ làm thế nào khi con trẻ của mình bị sốt cơ dật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết điều đó

Sốt co giật ở trẻ em Sốt co giật ở trẻ em

Đây là chứng co giật khi bị sốt ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng và 5 tuổi. Nếu con bạn bị co giật sẽ có những biểu hiện như mắt trợn ngược, chảy nước miếng hoặc nôn mửa. Cơ thể bị co giật và tay chân cứng đờ. Da trở nên tối màu hơn bình thường và thậm chí có thể mất tỉnh táo. Co giật chỉ kéo dài trong vài giây hoặc nhiều nhất là 15 phút. (Nếu kéo dài hơn 3’ cần gọi cấp cứu 115.) Sau đó, con bạn trông sẽ hơi buồn ngủ hoặc có khi lại trở lại trạng thái bình thường. Ở hầu hết các trường hợp, co giật không gây hại nhưng khi con bạn bị, bạn vẫn thấy sợ hãi.

Ở hầu hết các trường hợp, co giật không gây hại nhưng khi con bạn bị, bạn vẫn thấy sợ hãi
Ở hầu hết các trường hợp, co giật không gây hại nhưng khi con bạn bị, bạn vẫn thấy sợ hãi

Co giật xuất hiện khi trẻ bị sốt cao hơn 38,8 độ C, nhưng cũng có thể xảy ra khi sốt nhiệt độ thấp hơn. Co giật có xu hướng xuất hiện trong 24h đầu khi sốt chứ không phải đến khi sốt cao mới bị.

Sốt co giật phổ biến như thế nào?

2-4% trẻ ở độ tuổi 6 tháng và 5 tuổi sẽ bị co giật một lần; 1/3 trong số đó sẽ bị lần 2 và khoảng nữa trong số đó sẽ bị lần 3. Sốt co giật phổ biến ở lứa tuổi 12 và 18 tháng.

1 đứa trẻ sẽ dễ mắc sốt co giật nếu bố hoặc mẹ đã từng bị khi còn nhỏ.Những đứa trẻ bị sốt co giật những năm đầu đời sẽ dễ bị thêm lần nữa. Trẻ dễ bị co giật lần 2 nếu khi sốt nhẹ bị co giật hoặc nếu co giật xảy ra ngay khi sốt.

Khi trẻ bị co giật phụ huynh nên làm gì?

Nhanh chóng đặt trẻ nằm ngửa, tránh xa những vật cứng. Nhẹ nhàng nghiêng đầu trẻ về 1 phía để trẻ không bị nghẹn nếu có bị nôn. Nới lỏng quần áo nếu trẻ cảm thấy bị bó chặt. Đảm bảo chắc chắn không có gì trong mồm trẻ và không để bất cứ vật gì trong mồm trẻ khi đang bị co giật.

Khi trẻ đang bị co giật, không tìm cách hạ sốt bằng cách cho trẻ uống thuốc hay đắp khăn lạnh hoặc dùng bọt biển.

Khi trẻ đang bị co giật, không tìm cách hạ sốt bằng cách cho trẻ uống thuốc hay đắp khăn lạnh hoặc dùng bọt biển
Khi trẻ đang bị co giật, không tìm cách hạ sốt bằng cách cho trẻ uống thuốc hay đắp khăn lạnh hoặc dùng bọt biển

Để ý xem cơn co giật kéo dài trong bao lâu. Nếu kéo dài hơn 3’,gọi 115. (Kể cả khi co giật không kéo dài, ghi lại thời gian để bác sĩ biết.) Khi trẻ khó thở hoặc nghẹn hoặc da tái nhợt thì cũng gọi 115.

Trong lúc đó, lau dọn sạch chỗ nôn mửa và gọi bác sĩ sau khi trẻ hết co giật– không quan trọng là co giật trong thời gian ngắn - nếu đó là lần đầu tiên trẻ bị co giật. Bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo trẻ không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc các vấn đề khác gây sốt. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi và trước đó từng bị co giật, bác sĩ sẽ chỉ định khi nào nên gọi bác sĩ nếu cơn co giật kéo dài hơn 3’.

Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen, hoặc dùng miếng bọt biển ấm. (Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reyes, một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng)

Trường hợp trẻ bị co giật lần đầu tiên và kéo dài trong bất kì khoảng thời gian nào và bạn không thể gọi bác sĩ ngay lúc đó thì hãy gọi 115.

Có thể ngăn ngừa bị sốt co giật ở trẻ?

1 vài phụ huynh cố ngăn ngừa co giật khi sốt ở trẻ chỉ đơn thuần bằng việc hạ sốt. Nhưng co giật xuất hiện đột ngột thậm chí thỉnh thoảng trước khi bạn nhận ra trẻ bị ốm.

Nếu trẻ bị sốt và trước đó đã bị co giật, bạn sẽ lo lắng điều này có thể xảy ra lần nữa. Hãy nói với bác sĩ về mối lo ngại này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khi nào là tốt để hạ sốt cho trẻ.

Nếu trẻ thường xuyên bị sốt co giật, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống để giảm co giật bất cứ khi nào trẻ bị sốt. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ và ở một vài trường hợp vì sốt co giật không có hại nên không cần các biện pháp phòng ngừa.

Hãy nói với bác sĩ về mối lo ngại này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khi nào là tốt để hạ sốt cho trẻ.
Hãy nói với bác sĩ về mối lo ngại này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khi nào là tốt để hạ sốt cho trẻ.

Liệu sốt co giật có phải là dấu hiệu của vấn đề gì đó nghiêm trọng không?

Thường khi sốt gây co giật là do bị nhiễm trùng đường hô hấp trên virus gây ra(như là bị cảm hoặc cúm), đau đụng, ban đào roseola, hoặc nhiễm trùng tai. Nhưng ở một vài trường hợp hiếm khác, sốt là một triệu chứng của bệnh viêm màng não hoặc bệnh nghiêm trọng khác. Bác sĩ của trẻ sẽ xem xét các triệu chứng và kiểm tra tổng thể trẻ nếu cần thiết.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Theo Babycenter