Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Sởi và sốt phát ban là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, thế nhưng có nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn bệnh sởi và sốt phát ban do vậy dẫn tới việc chăm sóc cho bé sai cách. Vậy sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về hai bệnh này, hôm nay HoiBenh sẽ chia sẽ cho các bạn một số thông tin giúp mọi người có thể phân biệt hai bệnh lý này này một cách dễ dàng.

Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào? Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Tại sao sởi và sốt phát ban dễ bị nhẫm lẫn?

Sở dĩ nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn hai bệnh này với nhau bởi vì thời gian ủ bệnh của nó tương tự nhau. Ở giai đoạn ủ bệnh, sởi và sốt phát ban đầu xuất hiện những triệu chứng như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, biếng ăn, nôn mửa.... vì thế rất dễ bị nhầm lẫn bệnh. Tuy nhiên về giai đoạn sau thì hai bệnh này sẽ khác nhau rất nhiều, chính vì điều này làm cho nhiều phụ huynh không thể phân biệt sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào? Từ đó, họ không thể chăm sóc tốt cho trẻ từ giai đoạn đầu của bệnh.

vicare.vn-soi-va-sot-phat-ban-khac-nhau-nhu-the-nao

Vậy sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi và sốt phát ban

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban thông thường là do bị nhiễm virus khoảng 70 đến 80%, trong đó thì nhóm virus thuộc đường hô hấp luôn chiếm về đa số và đều là những virus lành tính không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe bệnh nhân.

Còn đối với bệnh sởi là do virus morbilliivirus gây ra và thuộc dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Theo nhận định từ phía các chuyên gia y học từ viện Pasteur ở thành phố Hồ Chí Minh thì dịch sởi được phát hiện đầu tiên ở phía Nam, nó được du nhập về Việt Nam và đây là chủng virus xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Malaysia, nó có độc lực và độ lây truyền rất cao, bệnh chủ yếu mắc phải ở trẻ em.

2. Dấu hiệu bệnh sởi và sốt phát ban

Thời gian đầu của hai bệnh này tương đối giống nhau về những biểu hiện và triệu chứng vì thế rất khó để phân biệt được. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai bệnh này đó là vào giai đoạn toàn phát với triệu chứng phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.

Nếu bị sốt phát ban thông thường thì sau khi giảm sốt thì bệnh nhân sẽ bị phát ban. Thông thường đây là hồng ban dạng mịn và sáng, không gồ lên mặt da là mấy, ban nổi đồng loạt trên khắp cơ thể của bệnh nhân và sau đó bay đi và không để lại dấu tích gì trên da của bệnh nhân.

vicare.vn-soi-va-sot-phat-ban-khac-nhau-nhu-the-nao

Còn nếu phát ban do bệnh sởi gây ra thì rất đặc trưng. Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện ở sau tai sau đó lan xuống mặt, dần dần lan xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Sau khi ban sởi biến mất thì những triệu chứng này cũng mất dần theo thứ tự xuất hiện trên cơ thể. Đặc điểm có thể nhận thấy rõ nhất ở phát ban sởi và ban gồ lên trên mặt da, khi bay đi để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng. Khi bị nhiễm bệnh sởi thì những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân đó là: chảy nước mũi, ho hoặc là mắt đỏ.

>>> Xem thêm: Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em

3. Biến chứng của sốt phát ban và bệnh sởi

Sốt phát ban nếu do nhóm siêu virus thông thường gây ra thì nó tương đối lành tính. Nếu bệnh nhân được chăm sóc và phòng bệnh hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh cá nhân thì bệnh sẽ khỏi sau 6 đến 8 ngày mà không gây ra bất kỳ một biến chứng nào.

Còn nếu phát ban do virus sởi gây ra thì nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là đối với những bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc bị suy dinh dưỡng. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra như: viêm phổi nặng, viêm loét giác mạc gây mù lòa, viêm não...

Cách phòng bệnh sởi và sốt phát ban có gì khác nhau?

Sốt phát ban do nhóm siêu virus thông thường gây ra, nên đa phần đều là lành tính. Khi trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần lo ngại. Tuy nhiên nếu như tình trạng bệnh chuyển biến xấu thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

vicare.vn-soi-va-sot-phat-ban-khac-nhau-nhu-the-nao

Còn đối với bệnh sởi, có thể phát bất cứ lúc nào vì thế tiêm vắc xin phòng bệnh khi trẻ đủ 9 tháng tuổi là biện pháp an toàn nhất. Có thể tiêm chủng cho con vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng). Vì thế cần phải đảm bảo con em của mình được tiêm phòng đúng tuổi và đúng lộ trình mà các chuyên gia y tế đã đưa ra.

>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh sởi rubella an toàn bạn cần biết