Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Sỏi thận là một căn bệnh đường tiết niệu khá thường gặp ở cả hai giới. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng liệu bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản không. Câu trả lời là có, mặc dù không phải là trực tiếp dẫn đến vô sinh nhưng sỏi thận cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ biến chứng cho thai nhi khi ở trong bụng mẹ.
Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Ảnh hưởng của sỏi thận đến sinh sản
Mặc dù không phải tất cả nhưng hầu hết nam giới bị sỏi thận đều bị suy giảm khả năng sinh lý nam. Đối với những cặp vợ chồng đang muốn có con thì đây sẽ là một trở ngại lớn bởi số lần quan hệ vợ chồng giảm, chất lượng tinh trùng kém đi, điều này sẽ làm giảm nguy cơ thụ thai. Ngoài ra, sỏi thận dễ dẫn đến đau lưng ở cả hai giới, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cuộc “yêu” của hai vợ chồng.
Đặc biệt, đối với phụ nữ, nếu nghi ngờ bản thân mắc sỏi thận hoặc có tiền sử mắc sỏi thận trước đó thì thời gian trước khi có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Các mũi cần tiêm là mũi sởi, cúm, quai bị, rubella. Sau đó ít nhất ba tháng kể từ khi tiêm mũi cuối cùng mới được phép mang thai. Lý do là bởi bệnh sỏi thận có thể làm gia tăng nguy cơ làm hỏng thai hoặc gây ra các dị tật ở thai nhi nếu không may mẹ mắc phải một trong các chứng bệnh trên.Phòng bệnh sỏi thận là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe sinh sản ở cả hai giới
Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới mà sỏi thận còn gây ra nhiều đau đớn, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cách đơn giản nhất để phòng bệnh này là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, chế độ ăn cân bằng 4 nhóm thức ăn, không được thiên lệch quá về nhóm nào, cũng như ăn uống đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chú ý, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều chất dầu mỡ, vì điều này cũng sẽ làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, từ đó hình thành nên sỏi.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ mắc sỏi thận với những dấu hiệu đặc trưng như đau bụng, bí tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu...thì cần đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm sỏi. Điều trị sỏi ngay từ khi viên sỏi còn nhỏ là cách tốt nhất để giảm thiểu những đau đớn cho người bệnh cũng như tiết kiệm các chi phí điều trị.Khi lên cơn đau sỏi thận, người bệnh cần được chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất, nằm thẳng, đắp khăn ướt và nóng lên phần ngang thắt lưng. Lúc này tuyệt đối không được cho người bệnh uống nước vì nước tích tụ vùng trên của sỏi sẽ làm gia tăng áp lực cho thận, khiến cơn đau càng dữ dội hơn. Nếu viên sỏi nhỏ có thể dùng thuốc làm tan sỏi hoặc sử dụng phương pháp tán sỏi bằng laser, viên sỏi to trên 2cm sẽ cần phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.