Sốc phản vệ và cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Gần đây, cư dân mạng đang hoang mang trước vụ việc 2 bệnh nhân tử vong sau khi gây mê tại bệnh viện đa khoa Trí Đức. Nguyên nhân ban đầu được cho là do sốc phản vệ. Vậy sốc phản vệ là gì? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn đọc về sự nguy hiểm của sốc phản vệ và cách xử lý để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Sốc phản vệ và cách xử lý khi bị sốc phản vệ Sốc phản vệ và cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một tai biến dị ứng, phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Lúc này, do sự phản ứng quá mẫn của cơ thể mà người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay,... nặng hơn thì bị khó thở, co giật, người tím tái,.. Và nguy hiểm nhất là hôn mê, ngừng thở và bệnh nếu không được xử lý kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Bệnh diễn biến rất nhanh, chỉ vài chút sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Càng diễn biến nhanh thì bệnh càng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên sốc phản vệ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sốc phản vệ. Trong đó hay gặp nhất là do thuốc, thứ hai là do thức ăn và tiếp xúc với côn trùng.

- Do thuốc: các loại thuốc đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là penicillin.

- Do thực phẩm: củ lạc, các loại hạt (quả óc chó, trái hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), các loại hải sản như cá, tôm, cua...

- Do côn trùng: bị các loại ong, kiến, rắn, nhện.. đốt.

vicare.vn-soc-phan-ve-va-cach-xu-ly-khi-bi-soc-phan-ve-1

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng là do ong đốt

Cách xử lý khi bị sốc phản vệ.

Khi thấy bệnh nhân bị phản ứng dị ứng với những dấu hiệu phản vệ, cần lập tức gọi cấp cứu.

Kiểm tra xem bệnh nhân có mang theo các loại thuốc đặc trị sốc phản vệ không. Nếu có thì dùng thuốc theo hướng dẫn.

Đặt người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, chân cao hơn đầu. Nếu có nôn hay chảy máu từ miệng,cần lật người bệnh nằm nghiêng để tránh bị ngạt đường thở. Nếu không có dấu hiệu tuần hoàn phải bắt đầu hồi sức tim phổi.

vicare.vn-soc-phan-ve-va-cach-xu-ly-khi-bi-soc-phan-ve-2

Sau khi cấp cứu tại chỗ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Cách phòng tránh sốc phản vệ.


Cách tốt nhất để tránh bị sốc phản vệ là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bằng cách sau:

- Nếu bạn bị dị ứng thức ăn thì trước khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn cần đọc hoặc hỏi kỹ về thành phần của thực phẩm. Nếu có dấu hiệu của dị nguyên thì cần tránh dùng.

- Nếu bạn bị dị ứng côn trùng thì cần tránh xa loài côn trùng đó. Dùng các biện pháp nhằm loại bỏ côn trùng ở quanh môi trường sống.

- Nếu có tiền sử bị dị ứng, cần chuẩn bị bộ cấp cứu để mang theo người, sẵn sàng xử lý khi cần thiết.

- Trước khi kê đơn thước, cần khai báo với bác sĩ về tiền sự dị ứng của bản thân.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về sốc phản vệ. Đây là chứng bệnh đòi hỏi phải xử trí nhanh. Do đó, bạn cần xây dựng kế hoạch cấp cứu phản vệ bằng việc nghiên cứu, bàn bạc với bác sĩ nhằm sẵn sàng đối phó khi nó xảy ra bất cứ lúc nào, với người thân hay với chính bạn.

>>> Xem thêm: Sốc phản vệ ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị