Sổ mũi hắt hơi khi mang thai có nguy hiểm?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì hệ miễn dịch rất dễ bị giảm sút. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thì hay xảy ra tình trạng sổ mũi hắt hơi. Vậy với tình trạng này thì có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Sổ mũi hắt hơi khi mang thai có nguy hiểm? Sổ mũi hắt hơi khi mang thai có nguy hiểm?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì hệ miễn dịch rất dễ bị giảm sút. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thì hay xảy ra tình trạng sổ mũi hắt hơi. Vậy với tình trạng này thì có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi và sổ mũi hắt hơi khi mang thai nên phòng tránh bằng cách nào để an toàn cho mẹ và bé? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng HoiBenh theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sổ mũi hắt hơi khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sổ mũi hắt hơi khi mang thai là do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa... Hoặc có thể do người bệnh đang mắc phải các vấn đề của bệnh lý viêm mũi viêm xoang dị ứng, viêm xoang mãn tính, cảm cúm...

Nếu như tình trạng sổ mũi hắt hơi do dị ứng thì thường hắt hơi từng cơn dài, trong nhiều giờ, nước mũi trong, nhiều, ướt đẫm mùi xoa, nhưng không gây hoen ố; ngạt mũi, có cảm giác ngứa khó chịu; nhức đầu, đôi khi cảm giác căng ở vùng xoang mặt.

vicare.vn-so-mui-hat-hoi-khi-mang-thai-co-nguy-hiem

Còn sổ mũi hắt hơi khi mang thai theo chu kỳ, là tình trạng sổ mũi thường xuất hiện khi thức dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Thời gian đầu nước mũi trong, sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.

Trong thời gian mang thai, nhau thai sản xuất một lượng lớn estrogen. Estrogen làm tăng sản xuất chất nhầy và có thể gây sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Estrogen xuất hiện cũng có thể gây ra viêm, sưng bên trong mũi, có thể cản trở quá trình thở bình thường.

>>> Xem thêm: Cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian

Sổ mũi hắt hơi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu như tình trạng sổ mũi hắt hơi khi mang thai mà không kèm theo những triệu chứng khác bao gồm ho, đau họng, sốt... thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lớn đến sức khỏe của mẹ, và nếu như sổ mũi hắt hơi kéo dài mà không trị sẽ khiến hệ miễn dịch càng suy giảm. Nếu sổ mũi kèm theo các biểu hiện nghẹt mũi, đau đầu... thì sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm vô cùng nguy hiểm (thai nhi có thể bị dị tật hoặc người mẹ bị sinh non, suy thai... khi bị nhiễm cúm).

Biện pháp khắc phục

Để có thể trị sổ mũi hắt hơi, chị em cần phải chúy ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh dưới đây:

Sử dụng nước muối sinh lý

Có thể nói việc nhỏ mũi bằng nước muối sẽ là cách trị sổ mũi hắt hơi hiệu quả nhất cho các bà bầu, phương pháp điều trị này sử dụng nước muối sinh lý để giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ sự cảm giác khó chịu và khó thở. Rửa nước muối cũng giúp bôi trơn các niêm mạc trong lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.

Bạn có thể rửa khoang mũi bằng nước muối vô trùng có sẵn ở nhà thuốc, hoặc dùng muối pha với nước ấm để rửa mũi. Vệc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

vicare.vn-so-mui-hat-hoi-khi-mang-thai-co-nguy-hiem

Sử dụng tỏi

Trong tỏi có chất kháng viêm và trị cảm cúm rất hiệu quả, vạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng.

Quá trình mang thai, bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường. Có thể dùng tỏi trong chế biến, xào nấu bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng có giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm hiệu quả.

>>> Xem thêm: Viêm họng sổ mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bổ sung vitamin C

Khi bà bầu bị hắt hơi, sổ mũi thì việc cung cấp vitamin C là rất cần thiết để có thể tăng cường sức khỏe. Bạn có thể dùng chanh pha với 1 cốc nước ấm mỗi ngày để đề phòng cảm cúm, tăng cường vitamin. Đặc biệt chanh là thực phẩm rất tốt để giảm dịch nhày trong cổ họng.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước ép cam, nước ép các loại rau quả để bổ sung chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

vicare.vn-so-mui-hat-hoi-khi-mang-thai-co-nguy-hiem

Chăm sóc toàn diện cho cơ thể

Để có thể cải thiện tình trạng bị sổ mũi hắt hơi, các chị em nên cố gắng giữ ấm cơ thể thật tốt khi trời chuyển lạnh. Tăng độ ẩm trong nhà để ngăn chặn việc mũi của bạn bị khô.

Ngoài ra nên tuyệt đối tránh các chất gây kích thích trong môi trường, như khói thuốc lá, bụi, lông động vấn, phấn hoa... để tránh làm tổn thương niêm mạc của mũi.

Nếu bạn muốn sử dụng các loại thuốc để điều trị thì nên có ý kiến từ các bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc vì rất có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

>>> Xem thêm: Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì?