Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp thăm khám bệnh sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu được hết về việc siêu âm này là làm những gì và liệu có cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng hay không? Hãy tìm hiểu thông tin cần thiết qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp thăm khám bệnh sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu được hết về việc siêu âm này là làm những gì và liệu có cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng hay không? Hãy tìm hiểu thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây của HoiBenh.
1. Siêu âm ổ bụng là gì?
Hiện nay nhằm phát hiện một bệnh lý nào đó, người ta thường tiến hành khám tổng quát, xét nghiệm tổng quát... Và siêu âm ổ bụng tổng quát cũng vậy. Tuy mỗi một phương pháp siêu âm đều có mục đích riêng của nó nhưng mục đích của việc làm này là kiểm tra sức khỏe định kỳ của bạn một cách toàn diện hoặc xác định bệnh lý thông qua các dấu hiệu người bệnh cho là bất thường.
Đối với siêu âm tổng quát ổ bụng là cách làm để bác sĩ có thể quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng và chẩn đoán được bệnh nếu phát hiện điểm khác biệt.
Chẳng hạn những bệnh thường được phát hiện khi siêu âm bụng như: Xơ gan, gan xơ hóa, ung thư gan, viêm gan mãn tính; các bệnh về mật như viêm túi mật, sỏi thận; viêm tuyến tụy, lá lách to; ung thư bàng quang, sỏi thận, tắc nghẽn thận; các bệnh về hệ sinh dục như cổ tử cung có vấn đề, buồng trứng, tiền liệt tuyến; có dấu hiệu viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu tụ; phát hiện các bệnh phình động mạch chủ bụng, đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổi và màng ngoài tim...
Khi siêu âm bụng ổ bụng tổng quát, các bác sĩ sẽ bôi một lượng gel trong lên vùng cơ thể cần siêu âm. Đưa đầu dò tiếp xúc với cơ thể sau đó quét đầu dò quanh khu vực cần siêu âm. Siêu âm không phải X quang, sẽ không sử dụng các phóng xạ ion hóa nên khá an toàn đối với con người. Các dạng siêu âm trực tràng hay siêu âm âm đạo, bác sĩ sẽ đưa đầu dò vào lỗ hậu môn hoặc đưa dụng cụ siêu âm vào trong âm đạo để thăm khám.
2. Khi nào cần siêu âm ổ bụng tổng quát?
Như đã nói, siêu âm ổ bụng tổng quát là để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, để mang lại kết quả chẩn đoán chính xác và phát hiện bệnh kịp thời. Thì khi rơi vào những trường hợp mà lặp đi lặp lại nhiều lần như: Đau bụng râm ran nhiều ngày, có khi bụng đau dữ dội, khi ăn bất cứ thức ăn nào cũng cảm thấy khó tiêu, nôn ói, rối loạn tiêu hóa và ngán ngẩm việc ăn uống, dẫn đến cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng; tự cảm nhận thấy như bụng bạn có khối u tồn tại khi sờ vào thì bạn nên thực hiện siêu âm . Hoặc tốt nhất là cần kiểm tra sức khỏe định kỳ có siêu âm tổng quát trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng.
Vì thường đối với siêu âm bụng, không có bất kỳ chống chỉ định nào, do vậy chỉ cần bạn có nhu cầu thì hoàn toàn có thể thực hiện siêu âm.
3. Đối tượng thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát
Đối tượng của siêu âm ổ bụng tổng quát bao gồm cả nam và nữ, những người có khả năng mắc các bệnh liên quan khi thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu như đã nói. Khi đó các bộ phận như gan, mật, hệ sinh dục nữ, tuyến tiền liệt nam và hệ tiết niệu... đều được kiểm tra toàn diện.
4. Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả siêu âm ổ bụng tổng quát mà các bạn cần phải lưu ý. Nhất là đối với những bệnh nhân bị béo phì thường tích trữ thức ăn trong dạ dày và khí ở đường ruột. Vì thế, để quá trình siêu âm ổ bụng tổng quát thu được kết quả chính xác, người bệnh nên hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ gây đầy bụng. Do đó bác sĩ thường khuyên các bạn trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng cần phải nhịn ăn từ 6 – 8 giờ nếu cần đánh giá căn bệnh lý đường mật, túi mật. Các bạn có thể thực hiện siêu âm tại bệnh viện vào buổi sáng, bởi trước đó bạn đã phải mất ít nhất 6 giờ để ngủ.
Đồng thời, người bệnh cũng cần phải nhịn tiểu trước khi siêu âm, hoặc có thể để mình trong trạng thái buồn tiểu nhưng không đi tiểu sau khi uống một ít nước dừa. Việc nhịn tiểu sẽ làm căng bọng đái và cho kết quả siêu âm chính xác khi phải đánh giá các cấu trúc trong bọng đái, tuyến tiền liệt, dạ con...Đồng thời các bạn cũng cần phải lưu ý, không nên quá “cố gắng” để mình mắc tiểu bằng cách uống quá nhiều nước ngay trước khi khám. Điều này sẽ làm giãn dạ dày và quai ruột, có khả năng làm giảm độ chính xác của kết quả.
Với những trường hợp cấp cứu thì bệnh nhân không cần nhịn ăn uống hay nhịn tiểu.
5. Siêu âm ổ bụng có hại không?
Siêu âm ổ bụng hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe của người bệnh. Không có trường hợp nào không thể siêu âm ổ bụng. Trong một số tình huống bệnh nhân không thể nằm yên trong quá trình siêu âm hoặc nhiễm trùng da và mô mềm vùng siêu âm thì nên hạn chế siêu âm.