Siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không?
Dây rốn quấn cổ là gì, nguyên nhân gây ra tình trạng này, siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không, dây rốn quấn cổ ảnh hưởng đến thai nhi nguy hiểm ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình trạng dây rốn quấn cổ trong bài viết này.
Siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không?
Dây rốn quấn cổ là gì?
Trước khi tìm hiểu siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không, chúng ta sẽ tìm hiểu xem dây rốn quấn cổ là gì.
Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng.
Dây rốn thường được cố định hai đầu với một đầu nối với nhau thai và một đầu gắn với bụng của bé. Khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ thì đoạn giữa lơ lửng của dây rốn sẽ quấn vào quanh cổ bé một vòng hoặc nhiều vòng.
Nguyên nhân dẫn đến dây rốn quấn cổ
Nguyên nhân gây ra tình trạng này phần lớn là do sự chuyển động của bé khi ở trong bụng mẹ. Các động tác lộn, nhào, nhảy của thai sẽ khiến dây rốn vô tình bị quấn vào cổ. Ngoài ra những mẹ bầu có chỉ số bất thường về nước ối, dây rốn quá dài hay thường xuyên lao động nặng nhọc sẽ có nguy cơ dây rốn quấn cổ cao hơn.
Nhiều mẹ bầu khi nghe tới tràng hoa quấn cổ đều lo sợ dây rốn bị xiết chặt sẽ khiến thai nhi ngạt thở. Tuy nhiên, hiện tượng này không nguy hiểm như mẹ nghĩ. Đa phần các trường hợp dây rốn quấn cổ đều không tác động tới chức năng vận chuyển dinh dưỡng và oxy. Chỉ khi dây rốn thắt quá chặt mới ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Mà điều này lại chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ.
Siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không?
Siêu âm thai là biện pháp chắc chắn nhất giúp bà bầu nhận biết được tình trạng dây rốn quấn cổ. Dựa vào hình ảnh siêu âm thai, các bác sĩ sẽ biết được rõ vị trí dây rốn so với thai nhi. Vậy nên, các mẹ bầu cần đi siêu âm thai định kỳ, nhất là những mốc quan trọng trong thai kỳ sau:
- Tuần 12: khám thai ở tuần này sẽ giúp mẹ bầu phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi qua chỉ số đo độ mờ da gáy cũng như một số dị tật khác như khe hở thành bụng, không xương mũi hay thai vô sọ và tình trạng của nhau thai, dây rốn.
- Tuần 22: khám thai ở tuần 22 để phát hiện các dị tật như sứt môi, tim bẩm sinh, hở hàm ếch cũng như dị dạng nội tạng.
- Tuần 32: ở tuần 33, cần khám thai để kiểm tra tim, mạch máu cũng như cấu trúc não.
- Siêu âm trước khi sinh: việc siêu âm thai trước khi sinh nhằm xem xét tình trạng thai nhi trước khi quyết định phương pháp sinh thường hay sinh mổ cụ thể là về ngôi thai, dây rốn, nhau thai.
Có thể gặp những nguy cơ gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Bên cạnh câu hỏi siêu âm 2D có phát hiện dây rốn quấn cổ không thì dây rốn quấn cổ ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng là thắc mắc của nhiều người.
Nếu dây rốn bị siết chặt nhiều vòng thì quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cũng như máu nuôi thai nhi sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Thậm chí có trường hợp thai nhi tử vong trong bụng mẹ. Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn quanh cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao nên khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.
Để siêu âm xác định dây rốn quấn cổ thì bà bầu cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
Có một số trường hợp thai nhi 18 - 25 tuần tuổi bị dây rốn quấn cổ rồi trở lại bình thường. Có trường hợp thai nhi càng lớn càng cử động nhiều nên dây rốn quấn thêm vòng mà không có cách nào để gỡ dây rốn. Do đó, thai phụ cần theo dõi thật sát cử động của thai. Nếu thai quẫy đạp mạnh hoặc quá yếu thì bạn phải đến cơ sở y tế gần nhất.
Xem thêm:
- Lý do không nên cắt dây rốn cho trẻ ngay lập tức sau sinh
- Sinh con không cắt dây rốn: Lợi hay hại?
- Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng có sao không?