Sẩy thai cần kiêng gì để nhanh hồi phục

Sẩy thai khiến tình trạng sức khỏe lẫn tinh thần của mẹ bầu đi xuống một cách nhanh chóng. Để mau chóng hồi phục, mẹ bầu nên có lối sống lành mạnh, khoa học cũng như cần phải “kiêng kỵ một số điều” sau khi sẩy thai. Hãy cùng Vincare tìm hiểu sẩy thai cần kiêng gì để nhanh chóng hồi phục như ban đầu trong bài viết dưới đây.

Sẩy thai cần kiêng gì để nhanh hồi phục Sẩy thai cần kiêng gì để nhanh hồi phục

Sẩy thai khiến tình trạng sức khỏe lẫn tinh thần của mẹ bầu đi xuống một cách nhanh chóng. Để mau chóng hồi phục, mẹ bầu nên có lối sống lành mạnh, khoa học cũng như cần phải “kiêng kỵ một số điều” sau khi sẩy thai. Hãy cùng Vicare tìm hiểu sẩy thai cần kiêng gì để nhanh chóng hồi phục như ban đầu trong bài viết dưới đây.

1. Sẩy thai cần kiêng các loại thức ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giúp mẹ bầu mau chóng bình phục sau khi sẩy thai. Rất nhiều người nghĩ rằng, sau khi sẩy thai cần tẩm bổ cho mẹ bầu thật nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng và khẩu phần ăn phải thật đa dạng. Tuy nhiên, điều này không thực sự tốt, thậm chí còn khiến mẹ bầu lâu bình phục nếu chỉ quan tâm đến việc tầm bổ mà không chú ý đến thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn.

Theo các bác sĩ, khi mới sẩy thai thì mẹ bầu nên “kiêng ăn một số thực phẩm gây sẩy thai” như: đậu nành, táo mèo, hạt ý dĩ, nha đam, rau sam, đu đủ xanh đồng thời hạn chế bột ngọt (mì chính) trong quá trình chế biến thức ăn.

Mẹ bầu cũng nên kiêng ăn những đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh như hải sản, bia, rượu, thuốc lá, cà phê. Bởi vì, khi mới sẩy thai, các cơ quan sinh dục, sinh sản của mẹ bầu chưa được hồi phục hoàn toàn, vẫn còn đau, nếu ăn những thức ăn này vào cơ thể sẽ dễ gây ra các tổn thương bên trong như sưng, tấy, đau tử cung.

2. Kiêng lạnh

Mới sẩy thai, cơ thể mẹ bầu còn rất yếu, sức đề kháng thì suy giảm do bị mất máu nhiều. Do vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên uống nước lạnh, tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh,..vì có thể làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, suy giảm sức đề kháng và dẫn đến ốm, sốt. Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối và mùa đông, mẹ bầu cần mặc ấm, che chắn cơ thể kín đáo để tránh gió lạnh, gió độc lùa vào người, điều này không tốt cho sức khỏe.

3. Kiêng quan hệ tình dục

vicare.vn-say-thai-can-kieng-gi-de-nhanh-chong-hoi-phuc-nhu-ban-dau-body-1

Sau sẩy thai, mẹ bầu và đối tác cần tránh quan hệ tình dục khi sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm cổ tử cung. Bà bầu sau sẩy thai cần từ 4 đến 6 tuần để niêm mạc tử cung phục hồi lại độ dày cần thiết. Khi tử cung đóng lại, mẹ bầu có thể quan hệ tình dục bình thường. Khi quan hệ thì bà bầu và đối tác cần sử dụng những hình thức quan hệ nhẹ nhàng, an toàn, tránh kiểu quan hệ thô bạo hay quá mạnh mẽ. Tránh quan hệ tình dục sau khi sẩy thai còn giúp mẹ bầu tránh bị mắc phải các bệnh phụ khoa - có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và quá trình mang thai sau này.

4. Tránh nhiễm khuẩn vùng kín

Vệ sinh vùng kín sau khi sẩy thai là vấn đề hết sức quan trọng. Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày, không lạm dụng các chất tẩy rửa vùng kín, không thụt rửa âm đạo. Sau khi vệ sinh xong vùng kín, mẹ bầu có thể dùng khăn bông lau khô nhẹ nhàng vùng kín để giữ vùng kín được khô thoáng. Sau khi sẩy thai, mẹ bầu lại xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt như bình thường, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên (3-4h/lần) để giữ vệ sinh vùng kín. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý trang phục hàng ngày: nên mặc đồ rộng, thoải mái (để tránh cọ xát vào vùng kín), có khả năng thấm hút mồ hôi, nên sử dụng quần lót 100% cotton. Nếu thực hiện được tất cả những điều trên, vi khuẩn, nấm gây bệnh rất khó xâm nhập và gây bệnh ngay cả khi cơ quan sinh dục, sinh sản vẫn chưa bình phục hoàn toàn.

5. Kiêng làm việc nặng

Hậu sẩy thai, mẹ bầu cần vận động nhẹ để khí huyết lưu thông, cơ thể thoải mái từ đó giúp ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ không nên vận động quá nhiều, làm việc quá sức (vác nặng, với cao). Bởi vì ở thời điểm mới sẩy thai, tử cung của bà bầu vẫn còn rất yếu, những tổn thương bên trong tử cung vẫn chưa lành hẳn và nên làm việc nặng sẽ có thể dẫn đến chảy máu tử cung, làm vết thương trở nên nặng nề hơn đồng thời ảnh hưởng không tốt đến thần kinh.

6. Kiêng các gập bụng, ngồi xổm

vicare.vn-say-thai-can-kieng-gi-de-nhanh-chong-hoi-phuc-nhu-ban-dau-body-2

Mới sảy thai, các cơ quan sinh dục và tử cung vẫn chưa được ổn định. Các tư thế đứng lâu, ngồi xổm, gập bụng hay nằm nhiều tư thế có thể khiến các bộ phận đó lệch ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến áp xe và các biến chứng nguy hiểm về sau.

7. Tránh tinh thần lo lắng, bất an

Sẩy thai là một cú sốc tâm lý lớn đối với bất kỳ mẹ bầu nào. Mẹ bầu sẽ thường rơi vào tâm trạng buồn rầu, lo lắng, u sầu, mệt mỏi, cảm thấy cô đơn, nhiều trường hợp còn bị rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Một số mẹ bầu khác thì luôn tự trách mình, vì mình nên mới sẩy thai. Trong trường hợp này, những người thân ở bên cạnh mẹ bầu sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Xem thêm:

  • 7 nguyên nhân gây sẩy thai sớm
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ sẩy thai