Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Tránh thai sau sinh mổ là việc làm nhằm cản trở sự kết hợp của trứng, tinh trùng ở trước, trong và sau khi giao hợp. Tránh thai an toàn sẽ giúp chị em yên tâm hơn trong những lần quan hệ sau khi sinh. Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Tránh thai sau sinh mổ là việc làm nhằm cản trở sự kết hợp của trứng, tinh trùng ở trước, trong và sau khi giao hợp. Tránh thai an toàn sẽ giúp chị em yên tâm hơn trong những lần quan hệ sau khi sinh. Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Sau sinh mổ bao lâu thì có thể quan hệ được?
Phải nói ngay rằng sinh mổ sẽ đau hơn sinh qua âm đạo và sau khi sinh người mẹ phải đảm nhận nhiều việc, nhất là việc chăm sóc em bé nên lại càng vất vả hơn. Do không tác động tới âm đạo, không bị chấn thương cục bộ nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Khoái cảm đến nhanh hơn, không đau như những người sinh con bình thường.
Tuy nhiên, những người sinh mổ bắt buộc phải trải qua giai đoạn phục hồi, giúp vết mổ lên da non và cổ tử cung trở lại trạng thái bình thường. Sau sinh mổ, các vết thương cần có thời gian để liền lại, các cơ và mô được khâu rất nhạy cảm trong nhiều tuần sau khi đẻ. Vì vậy, bất kỳ hoạt động mạnh nào đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người vợ.
Các cụ thường cho rằng phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày, tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy chỉ nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Ngoài ra, sau sinh quan hệ tình dục khi sản dịch còn và cổ tử cung chưa đóng, người vợ dễ có nguy cơ nhiễm trùng.
Dựa theo lời khuyên của những bác sĩ chuyên khoa thì sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được sẽ phụ thuộc vào mức độ hồi phục của người mẹ. Thông thường, thời gian tốt nhất để cơ thể lấy lại trạng thái khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc “yêu” là từ 6 – 8 tuần sau sinh mổ. Các vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường sẽ cần khoảng 2 - 3 tuần để lành lặn. Còn với vết mổ ở bụng, cũng cần thời gian hồi phục tương tự như tầng sinh môn, có khi còn lâu hơn nếu cơ địa da lâu lành.
Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Ngay từ lần “yêu” đầu tiên sau khi sinh con, bạn đã có thể có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Vì buồng trứng của bạn có thể nhanh chóng hoạt động trở lại, thậm chí khi bạn đang cho con bú. Chính vì thế, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh thai nếu không muốn có bầu luôn. Để tránh điều này, bạn sẽ phải suy nghĩ về các biện pháp tránh thai và chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.
1. Dùng bao cao su
Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để tránh thai sau sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Bên cạnh ưu điểm ngừa thai, có thể sử dụng ở mọi nơi, thì bao cao su còn giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không ảnh hưởng tới sữa mẹ.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại bao cao su, loại dành cho nam giới và cho nữ giới.Loại của nam giới rất phổ biến, còn bao cao su dùng cho phụ nữ thì kém tiện lợi, kém thoải mái hơn.
2. Cho con bú vô kinh
Đây là phương pháp tránh thai tự nhiên và an toàn, được các cụ sử dụng từ ngày xưa, tận dụng hiệu quả khả năng tránh thai tự nhiên của sữa mẹ. Điều này không có nghĩa bất cứ ai cho con bú đều có thể sử dụng biện pháp này.
Người mẹ cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin (một loại hormone trong cơ thể). Khi prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng khiến chị em không thể mang thai. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn sẽ có khả năng “ngừa thai” trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh con. Phương pháp tránh thai này có thể đạt hiệu quả đến 98% nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, mẹ sẽ phải cho bé bú hoàn toàn cả ngày lẫn đêm.
Với các mẹ cho con bú không hoàn toàn, tức là ngày mẹ phải đi làm; bé chỉ được bú mẹ lúc tối và đêm, cho con bú không thường xuyên; mẹ có kinh trở lại... thì phương pháp tránh thai này không còn hiệu quả nữa và cần phải kết hợp với các phương pháp tránh thai khác.
3. Đặt vòng
Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ làm bằng chất dẻo và đồng được đặt vào tử cung người phụ nữ để ngăn chặn quá trình thụ tinh. Nếu muốn mang thai trở lại, chị em chỉ cần tháo vòng và khả năng này sẽ được phục hồi nhanh chóng.
Do đặt trực tiếp dụng cụ vào cơ thể nên khi áp dụng biện pháp này, phụ nữ quá có cơ địa nhạy cảm sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như rong kinh, hoặc máu ra quá nhiều, đau bụng, đau lưng, viêm nhiễm vùng kín.
Đặt vòng tránh thai sẽ có tác dụng trong 5 - 10 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và rất dễ gây viêm nhiễm phụ khoa cho chị em.
Cần lưu ý là không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh nở. Hãy chờ một thời gian cho tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Nếu đặt vòng ngay sau khi sinh, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Đối với đẻ thường, nên đặt vòng tránh thai trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh và để lâu hơn càng tốt. Còn với những chị em đẻ mổ, tốt nhất hãy chờ 6 tháng mới đặt.
4. Thuốc tránh thai hàng ngày một thành phần
Thuốc tránh thai hằng ngày một thành phần, chỉ chứa progestin. Chị em có thể uống thuốc tránh thai hằng ngày khi bắt đầu có kinh trở lại. Uống viên đầu tiên khi có kinh và uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo số thứ tự trên vỉ thuốc (hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn). Phương pháp tránh thai này có tác dụng ngừa thai cao, đạt khoảng 97 – 98 %, và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin không dùng được cho những người dị ứng với thuốc, suy gan, suy thận bệnh lý về máu, viêm tắc tĩnh mạch... Và cũng không thể phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
5. Miếng dán tránh thai sau sinh
Không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Nhưng do sự tiện dụng nên nhiều chị em vẫn sử dụng miếng dán để tránh thai.Miếng dán tránh thai có kích cỡ khoảng 4.5cm, khá mỏng và được dán vào vùng bụng, lưng, mông hoặc bắp tay. Chúng sẽ ngăn cản sự rụng trứng bằng cách phân phối hai loại hormone tổng hợp là progestin và estrogen vào cơ thể người phụ nữ.Nếu cần tránh thai khi cho con bú, bạn nên chờ khoảng 6 tuần mới sử dụng miếng dán. Bởi nó có thể làm giảm số lượng, chất lượng sữa mẹ. Dùng miếng dán tránh thai cũng gây ra khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, đau ngực, ra máu âm đạo bất thường...Đặc biệt, một số nguyên cứu cho thấy miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, máu vón cục. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
6. Que cấy tránh thai
Đây là một que nhỏ chứa hormone progesterone cấy vào dưới da với số lượng từ 1 - 6 que tùy loại, có tác dụng ngừa thai kéo dài lên đến 3 năm. Ưu điểm của biện pháp này là có thể lấy ra bất cứ khi nào để tiếp tục khả năng sinh con.Tuy nhiên, que cấy ngừa thai cũng có nhiều tác dụng phụ như rong kinh trong vài tháng đầu, hoặc đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
7. Thắt vòi trứng
Thắt vòi trứng là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, nên chỉ có thể được áp dụng khi bạn không muốn sinh con nữa. Phương pháp này áp dụng khoảng 24 giờ đầu sau sinh hay 6 tuần lễ đầu sau sinh. Chị em nên thực hiện thắt vòi trứng tại những cơ sở y tế uy tín.
Đang cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Đa số các bà mẹ đều lo lắng rằng các hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ.
Có 2 loại thuốc viên ngừa thai nội tiết tố:
- Thuốc chỉ chứa progestin (POC)
- Thuốc ngừa thai dạng phối hợp
Cả 2 loại trên đều có tác dụng tránh thai rất hiệu quả. Nếu đang cho con bú thì thuốc POC lại là một sự lựa chọn khôn ngoan hơn.
Nguyên nhân là do những loại thuốc kết hợp có chứa cả hormone progesterone và estrogen. Tuy những hormone này không ảnh hưởng đến bé yêu nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%. Nếu có ý định sử dụng thuốc ngừa thai dạng kết hợp, bạn hãy chờ cho đến khi con được 6 tháng. Bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ.
Xem thêm:
- Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
- Tổng hợp các cách phòng tránh thai sau sinh hiệu quả
- Dùng thuốc tránh thai cho con bú có nên hay không?