Sau điều trị khỏi áp xe phổi cần lưu ý những điều gì?
Áp xe phổi là bệnh lý viêm cấp tính nhu mổ phổi gây hoại tử và phá hủy màng mao mạch, tạo nên ổ chứa mủ trong nhu mô phổi. Sau điều trị khỏi áp xe phổi cần lưu ý những điều gì để tránh tái phát và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Sau điều trị khỏi áp xe phổi cần lưu ý những điều gì?
Áp xe phổi là bệnh lý viêm cấp tính nhu mổ phổi gây hoại tử và phá hủy màng mao mạch, tạo nên ổ chứa mủ trong nhu mô phổi. Sau điều trị khỏi áp xe phổi cần lưu ý những điều gì để tránh tái phát và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Áp xe phổi có nguy hiểm không?
Áp xe phổi có nguy hiểm không? Dĩ nhiên câu trả lời là có. Bất cứ căn bệnh nào trong trường hợp không được điều trị sớm, để mặc bệnh hoặc điều trị không đúng cách đều sẽ có khả năng gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tràn mủ màng phổi: đây là biến chứng đầu tiên do bệnh áp xe phổi gây ra. Khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi sẽ gây tràn mủ màng phổi. Trong trường hợp gặp biến chứng tràn mủ màng phổi nhưng điều trị không đúng cách, bệnh mãi không khỏi sẽ tiếp tục dẫn đến tràn mủ và tràn khí màng phổi nặng cực kỳ nguy hiểm.
Ho ra máu: với người bệnh bị áp xe phổi lâu năm, các triệu chứng ho, ho nhiều, ho có thể ra máu do tình trạng vỡ mạch máu lớn, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi áp xe ở gần rốn phổi.
Nhiễm trùng huyết: đây là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra khi mà vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu.
Ngoài các biến chứng trên, áp xe phổi còn dẫn tới các biến chứng như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não và biến chứng nặng nhất, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân đó là biến chứng nhiễm trùng huyết và suy hô hấp nặng...
Dấu hiệu bệnh áp xe phổi
Dấu hiệu áp xe phổi thường biểu hiện qua các giai đoạn như:
Giai đoạn ổ mủ kín
Ho, sốt cao từ 39-40°C, đau ngực và có thể khó thở.
Giai đoạn ộc mủ
Khoảng 6-15 ngày bệnh có thể tăng nặng đột ngột kèm triệu chứng ho và đau dữ dội, ộc ra nhiều mủ, mủ đặc quánh (hoặc nhày) màu vàng, vã mồ hôi và mệt lả.
Ở giai đoạn ộc mủ, các bác sĩ có thể dựa vào màu của mủ để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như: Mủ màu xanh do liên cầu, mủ màu vàng thường do tụ cầu, mủ màu sô cô la do amip và mủ thối do vi khuẩn kị khí,... gây nên. Việc điều trị bệnh giai đoạn này cần nhanh, kịp thời để tránh mủ tràn vào đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh.
Tình trạng sau khi điều trị khỏi áp xe phổi
Sau khi được điều trị đúng và đầy đủ (thường khoảng 4-6 tuần dùng kháng sinh, kết hợp vỗ rung ngực đầy đủ) sẽ giải quyết được hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi. Toàn bộ mủ trong ổ áp xe cũng như tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi không còn.
Phần hang rỗng do hoại tử nhu mô phổi tạo ra sẽ được những phần nhu mô phổi lành xung quanh giãn ra và lấp đầy (chứ không phải nhu mô phổi tăng sinh để lấp đầy vùng phổi đã hoại tử này). Do vậy khi chụp X quang phổi sau điều trị không còn thấy hình ảnh ổ áp xe nữa.
Những điều cần lưu ý sau điều trị khỏi áp xe phổi
Điều trị nội khoa tích cực là dùng kháng sinh sớm, phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở nên với liều cao ngay từ đầu là phương pháp tốt nhất để chữa áp xe phổi. Các phương pháp dẫn lưu ổ áp xe, dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực có thể áp dụng để chữa trị. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn, phức tạp, tốn kém chi phí. Đặc biệt, bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì áp xe phổi là căn bệnh rất nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sinh mạng của người mắc phải. Do đó, sau điều trị khỏi áp xe phổi người bệnh cần thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên bằng cách sau:
Luôn luôn giữ gìn vệ sinh răng, miệng, mũi và họng sạch sẽ hòng tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi gây áp xe.
Giữ ấm cơ thể vào mùa đông nhất là vùng cổ và ngực.
Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.
Tập thể dục thường xuyên.
Khi có dấu hiệu ho, đau ngực, sốt cao cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh từ đó có hướng điều trị sớm, kịp thời.
Đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, bổ sung vitamin C giúp nâng cao thể trạng người bệnh.
Điều trị tích cực, đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi nhiễm khuẩn tai-mũi-họng hoặc răng-hàm-mặt.
Nếu có thể, người bệnh nên tiêm phòng cúm hàng năm.