Sàng lọc ung thư gan – phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu
Việc sàng lọc ung thư gan sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị sau này. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng và rất khó phát hiện. Chính vì vậy, việc sàng lọc, phát hiện ung thư gan sớm là điều cần thiết. Vậy sàng lọc ung thư gan bao gồm những gì? Những đối tượng nào cần sàng lọc ung thư gan? Các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan?
Sàng lọc ung thư gan – phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu
Ung thư gan là một bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Việc sàng lọc ung thư gan sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị sau này. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng và rất khó phát hiện. Chính vì vậy, việc sàng lọc, phát hiện ung thư gan sớm là điều cần thiết. Vậy sàng lọc ung thư gan bao gồm những gì? Những đối tượng nào cần sàng lọc ung thư gan? Các xét nghiệm sàng lọc ung thư gan?
1. Ung thư gan là gì? Tại sao phải sàng lọc ung thư gan?
Gan là cơ quan nội tạng lớn của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Hầu hết các chất khi đưa vào cơ thể đều sẽ phải qua gan và được chuyển hóa lần đầu tại đây. Chính vì chức năng to lớn đó mà gan rất dễ bị tổn thương.
Ung thư gan là sự tăng sinh không kiểm soát của một tế bào nào đó tại gan. Các tế bào ung thư này ngày một lớn lên, gây ra chèn ép, rối loạn hoạt động của gan và các cơ quan khác.
Ung thư gan có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, mục đích của điều trị ung thư gan là kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và sàng lọc ung thư gan để phát hiện bệnh sớm là điều rất quan trọng.
2. Sàng lọc ung thư gan hướng đến đối tượng nào?
- Những người tuổi cao (trên 50 tuổi), chức năng hệ miễn dịch suy giảm.
- Những người có nguy cơ mắc bệnh gan cao như tiền sử gia đình có người bị ung thư gan.
- Người đang bị một số bệnh lý ở gan như: Viêm gan B, viêm gan C, xơ gan...
- Người có thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, nghiện bia rượu và các chất kích thích...
- Người làm việc trong môi trường độc hại hay phải tiếp xúc với hóa chất độc.
- Người đang gặp các triệu chứng bất thường có dấu hiệu bệnh lý tại gan gây ra.
Nếu bạn thấy mình thuộc một trong những đối tượng trên hãy nên tới các cơ sở y tế uy tìn để tiến hành sàng lọc ung thư gan và Vimec là một địa chỉ đáng tin cậy để làm việc này.
3. Xét nghiệm sàng lọc ung thư gan
3.1. Định lượng nồng độ AFF trong huyết thanh
AFF (Alpha-fetoprotein) là một loại protein do gan tiết ra ở thời kì bào thai, mà gan lại có chức năng lọc máu chính vì vậy việc xét nghiệm máu để định lượng nồng độ AFF có thể giúp bác sĩ đánh giá hoạt động chức năng gan và phát hiện khối u từ rất sớm. Khi nồng độ AFF trong máu tăng cao bất thường chứng tỏ bạn đã gặp những bệnh lý liên quan tới gan, cụ thể như sau:
- Nồng độ AFF <10ng/ml máu: Bình thường.
- Nồng độ AFF <200ng/ml máu: Tăng nhẹ, có nguy cơ mắc ung thư gan hoặc các bệnh lý khác ở gan.
- 200ng/ml < Nồng độ AFF <500ng/ml : Tăng cao, có biểu hiện của ung thư tế bào gan hoặc các bệnh lý khác ở gan.
- Nồng độ AFF >500ng/ml: Tăng rất cao, biểu hiện của ung thư gan.
Trong một số trường hợp, nồng độ AFF có hiện tượng dương tính giả hoặc dương tính nhưng không phải do ung thư gan gây ra. Chính vì thế, các bác sĩ cần phải dựa thêm vào những dấu hiệu lâm sàng hoặc các xét nghiệm khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác trong sàng lọc ung thư gan.
3.2. Siêu ổ bụng
Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất hiện nay nhằm phát hiện và điều trị sớm ung thư gan. Bởi đây là phương pháp thông dụng, cơ chế đơn giản và có thể được sử dụng cho rất nhiều đối tượng từ người già tới trẻ nhỏ. Siêu âm ổ bụng thường được kết hợp với xét nghiệm nồng độ AFF máu để tăng độ tin cậy cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán ung thư gan. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện trở lên đều đã được trang bị máy siêu âm chính vì vậy việc sàng lọc ung thư gan cũng dễ dàng hơn.
(Ảnh mang tính chất minh họa)
3.3. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
Có rất nhiều thông số để đánh giá chức năng gan còn hoạt động tốt hay không? Có thể kể tới các chỉ số như: GOT, GPT, GGT Bilirubin toàn phần, Bilirubin huyết thanh, định lượng Abumin huyết tương... Thông qua đó có thể giúp bác sĩ tiến hành thêm các xét nghiệm khác để sàng lọc ung thư gan.
3.4. Sinh thiết gan.
Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát dưới kính hiển vi một mẫu mô nhỏ của gan ở người khám bệnh. Từ đó có thể quan sát thấy sự bất thường cùa các tế bào ung thư gan. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bằng các cách sau.
- Sinh thiết kim: Sử dụng 1 ống kim dài chuyên dụng đâm xuyên qua da vào gan để lấy mẫu.
- Sinh thiết nội soi: Sử dụng ống nội soi đi qua đường mũi hoặc miệng tới gan để quan sát.
- Sinh thiết phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành một tiểu phẫu nhỏ để lấy mẫu tại gan để quan sát và sau đó có thể chẩn đoán xác định trong sàng lọc ung thư gan.
3.5. Chụp cắt lớp (CT Scan), chụp cộng hưởng từ MRI.
Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát thấy rõ sự bất thường của gan ý mà không cần phải dùng tới các xét nghiệm khác.
4. Vinmec địa chỉ tin cậy để sàng lọc ung thư gan.
Với đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về ung bướu, trình độ chuyên cao và giàu kinh nghiệm. Cùng với đó việc trang bị các phương tiện kĩ thuật tân tiến nhất hiện nay như: Máy nội soi, CT Scan, xét nghiệm gen- tế bào, MRI... sẽ giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán sàng lọc ung thư gan và điều trị một cách hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, sự hợp tác của của Vinmec với các chuyên gia và các bệnh viện quốc tế như Mỹ, Singapore... hứa hẹn mang đến sự chăm sóc và điều trị hàng đầu cả nước.
Xem thêm:
- Chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện ra bệnh ung thư đúng không?
- 5 loại thuốc bổ gan của Mỹ đang có mặt tại Việt Nam
- Dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư gan giai đoạn sớm