Sản phụ uống cà phê sau khi sinh bao lâu là hợp lý?

Xét về mặt khoa học, cà phê không tốt cho cả phụ nữ mang thai lẫn phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số chị em bị nghiện cà phê và rất muốn uống lại sau khi kết thúc thai kỳ. HoiBenh sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc uống cà phê sau khi sinh bao nhiêu lâu là hợp lý bằng những thông tin như dưới đây.

Sản phụ uống cà phê sau khi sinh bao lâu là hợp lý? Sản phụ uống cà phê sau khi sinh bao lâu là hợp lý?

Cà phê có ảnh hưởng gì tới chất lượng sữa mẹ?

vicare.vn-san-phu-uong-ca-phe-sau-khi-sinh-bao-lau-la-hop-ly-body-1

Khi mẹ uống cà phê hoặc ăn socola thì sẽ có một lượng nhỏ caffein di chuyển vào trong máu. Sau đó, một khi đã ở trong máu của mẹ thì khoảng 1% trong số đó sẽ đi vào sữa của mẹ. Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chắc chắn, được đảm bảo rằng tác động của caffein lên em bé, thế nhưng, do cơ thể của mỗi bé là khác nhau nên sự tác động cũng có sự khác nhau. Một số em bé này có thể nhạy cảm với caffein hơn so với những em bé khác. Một số chuyên gia khi nghiên cứu đã cho rằng trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể không đủ khả năng tiêu thụ quá nhiều caffein trong sữa mẹ. Đồng thời, cơ chế đào thải của trẻ em không hoạt động được tốt như người lớn thế nên lượng caffein có thể tích tụ trong cơ thể khiến con ít ngủ, cảm thấy bồn chồn và thường hay cáu kỉnh. Thế nhưng, một số chuyên gia khác lại cho rằng caffein chưa chắc đã có ảnh hưởng nhiều đến em bé.

Uống cà phê sau khi sinh chừng nào là hợp lý?

Sau khi sinh con vài tuần hoặc vài tháng, chị em thường có tâm lý mệt mỏi nên muốn dùng cà phê để giải tỏa. Bên cạnh đó, khi cho con bú, mẹ thường rất dễ bị khát nước nên một số bà mẹ không cưỡng lại được một chén trà hoặc một ly cà phê để giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, không nên tiêu thụ quá nhiều caffein khi đang trong thời gian cho con bú.

Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sau khi sinh không nên dùng nhiều hơn 300 mg caffein trong một ngày, tương đương với khoảng ba ly cà phê hòa tan, khoảng sáu tách trà hay bảy lon cola. Có thể khi mẹ uống nhiều hơn lượng caffein này thì chưa chắc đã gây hại nhiều cho em bé. Thế nhưng, nếu bé có dấu hiệu bồn chồn hoặc bé khó ngủ, mẹ hãy cắt giảm lượng caffein mà tốt nhất là ngưng tiêu thụ caffein để xem có gì thay đổi ở bé hay không.

Để đảm bảo sức khỏe, chị em thử thay thế bằng các loại trà hoặc cà phê đã khử caffein, các loại nước trái cây, sữa hoặc nước khoáng xem như thế nào. Trà thảo dược cũng là một lựa chọn tốt nhưng cũng không nên uống nhiều hơn hai hoặc 3 ly mỗi ngày khi cho con bú bởi trà thảo dược cũng như trà xanh, có lượng caffein như nhau.

vicare.vn-san-phu-uong-ca-phe-sau-khi-sinh-bao-lau-la-hop-ly-body-2

Làm sao để đo được lượng caffein trong đồ uống?

Trong các loại thực phẩm hàng ngày như trà, cà phê hoặc socola thì lượng caffein có rất nhiều. Một số loại nước giải khát, nước tăng lực hay một số thuốc cảm lạnh và cúm cũng có chứa caffein. Chị em có thể tham khảo lượng caffein trong một số loại đồ ăn thức uống quen thuộc hàng ngày như dưới đây:

- Cà phê: Trong 200 ml cà phê phin sẽ có tới 102 đến 200 mg caffein, và 27 đến 173 mg với cà phê hòa tan;

- Trà: Trong 200 ml trà có chứa 30 đến 75 mg caffein;

- Nước uống có gas: Với một lon coca 330 ml sẽ có chứa 30 – 56 mg caffein;

- Socola: Trong một thanh socola 50 g có thể sẽ chứa 10 đến 50 mg caffein;

- Ca cao: Với 142g ca cao sẽ có 4 mg caffein.

Hơn nữa, lượng caffein trong trà và cà phê sẽ thay đổi tùy theo kích thước ly hoặc cốc. Lượng caffein nhiều hay ít còn tùy thuộc vào phương pháp pha chế cũng như chất lượng của hạt cà phê hoặc lá trà. Đơn cử: một tách cà phê hòa tan sẽ có lượng caffein khác với một cốc cà phê phin. Một ly cappuccino mà mẹ tự pha chế sẽ không có cùng lượng caffein như ở quán cà phê pha chế.

Như vậy, uống cà phê sau khi sinh không thực sự tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Thế nên, chị em cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định uống cà phê hay không.