Sai lầm chết người trong xử lí khi bị chó cắn
Bên cạnh những tổn thương ngoài da gần như vô hại, người bị chó tấn công còn nguy cơ mắc bệnh dại – bệnh do virus gây ra, hết sức nguy hiểm do tác động đến hệ thần kinh, tỉ lệ tử vong của bệnh lên đến 100% và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trên thế giới. Virus bệnh dại thường lây truyền qua tuyến nước bọt của chó sang người qua vết cắn hoặc những vết trầy xước. Do đó, ...
Sai lầm chết người trong xử lí khi bị chó cắn
Bên cạnh những tổn thương ngoài da gần như vô hại, người bị chó tấn công còn nguy cơ mắc bệnh dại – bệnh do virus gây ra, hết sức nguy hiểm do tác động đến hệ thần kinh, tỉ lệ tử vong của bệnh lên đến 100% và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trên thế giới. Virus bệnh dại thường lây truyền qua tuyến nước bọt của chó sang người qua vết cắn hoặc những vết trầy xước. Do đó, khi bị chó cắn, cần nghiêm ngặt tuân thủ nhưng phương pháp sơ cứu tại chỗ sau:
-Rửa vết thương dưới vòi nước chảy liên tụcc trong 15 phút. Tốt nhất nên rửa bằng xà phòng, iot hoăc cồn 75 độ.
-Tuyệt đối không được tự ý điều trị mà cần đưa người bị chó cắn đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tử vong cho người bị chó cắn.
Đi kèm với đó, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng cần biết những phương pháp sai lầm sau trong việc xử lý vết thương do chó cắn để bảo vệ an toàn tính mạng của người bệnh, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra
-Không được sử dụng các chất như nước ép nhựa cây, acid, kiềm, ớt bột đắp vào vết thương
Những chất này hoàn toàn không có tác dụng với virus dại và sẽ là tình trạng của vết thương xấu đi.
-Không được băng bó, đắp bất kỳ vật gì nên vết thương nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên rửa vết thường bằng nước sạch, xà phòng, cồn 75 độ rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
-Chủ quan vì không phải chó lạ cắn:
Virus bệnh dại không phân biệt bất kỳ con chó nào, kể cả về phương diện giống nòi. Nếu chúng đã mang virus bệnh dại và cắn người, tỉ lệ tử vong nếu không được tiêm phòng là rất cao, gần như 100%. Ví dụ điển hình là của bà NTĐ ở Nông Sơn – Quảng Nam: Tháng 1/2015 bà Đ bị chính con chó nhà mình cắn ở ngón chân. Do tâm lý chủ quan, bà không hề đi tiêm phòng. Đến cuối tháng 2/2015, bà Đ xuất hiện những triệu chứng nhức đầu, sợ gió, sợ nước, lo lắng.... và tử vong không lâu sau đó
-Nhờ thầy lang kiểm tra virus dại thay vì đến cơ sở y tế gần nhất
Vết thương do chó cắn không thể là cơ sở để xác minh con chó đó có bị dại hay không. Bất kể trường hợp nào bị chó cắn, bệnh nhân cũng cần tiêm phòng và theo dõi sau đó mới có thể đưa ra kết luận, tránh dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Một câu chuyện thương tâm của anh T ở Tiên Phước – Quảng Nam về vấn đề này: Tháng 3/2015 anh T bị chó cắn và có đến nhờ 1 thầy lang trong vùng kiểm tra vết thương, để xác định con chó đó có bị dại không. Thầy lang chẩn đoán con chó không bị bệnh và anh T yên tâm về nhà, không chút nghi ngờ. Đến đầu tháng 5, anh T lên cơn dại và được gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng đã tử vong 2 ngày sau đó.
-Không tiêm phòng bệnh dại
Như đã nhắc đến ở trên, tiêm phòng là cách duy nhất đối phó với bệnh dại hiện nay do vẫn chưa hề có thuốc đặc trị trên thế giới. Vì vậy, sai lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng nhất mà đa số các trường hợp mắc phải là không tiêm phòng bệnh dại. Theo báo cáo của Dự án khống chế và loại trừ bệnh dại – Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, mỗi năm cả nước có khoảng hơn 300.000 người bị chó cắn, trong đó chỉ có 60% đi tiêm phòng, 40% còn lại không đi tiêm phòng.
Chó là loài vật trung thành và là vật nuôi của rất nhiều hộ gia đình hiện nay – đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Để giảm thiểu nguy cơ bị chó cắn, không nên true chọc khi chúng đang ăn, ngủ hoặc nuôi con – lúc này chó có thể mất kiểm soát và tấn công con người. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho chó, tiêm phòng 100% khi đủ tuổi và tiêm nhắc lại hàng năm. Đồng thời, những hộ gia đình nuôi chó phải xích, nhốt cẩn thận, khi ra đường phải mang rọ mõm, không được thả rông để đảm bảo an toàn.