Rubella và sốt phát ban có giống nhau không?
Sốt phát ban và rubella đều là những căn bệnh do virus gây ra. Bệnh dễ gây biến chứng, nguy hiểm nhất là biến chứng viêm não - đặc biệt là với thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ (vì có thể gây dị dạng thai nhi...). Vậy rubella và sốt phát ban có giống nhau không?
Rubella và sốt phát ban có giống nhau không?
1. Định nghĩa sốt phát ban và rubella
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên. Nguyên nhân gây bệnh đa số là do virus đường hô hấp bao gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus...
Còn rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus rubella gây ra (rubella còn được gọi là sởi Đức).
Như vậy nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban có thể do nhiều loại virus (trong đó có virus rubella) gây ra còn nguyên nhân gây bệnh rubella do virus rubella.
2. Rubella và sốt phát ban có giống nhau không?
3. Cách phòng tránh rubella và sốt phát ban
Sốt phát ban và rubella là các bệnh do virus và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu lại rất dễ lây lan. Chúng ta có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng, loại vacxin đang sử dụng phổ biến là vacxin phối hợp ngừa 3 bệnh (sởi, quai bị và rubella).
Khuyến cáo dành cho việc phòng bệnh rubella
- Rubella là bệnh dễ lây, không đến gần, tiếp xúc với người nghi mắc bệnh rubella. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao đề kháng cơ thể.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng trường học, nhà trẻ nơi tập trung đông trẻ em. Thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khuyến cáo dành cho việc phòng bệnh sốt phát ban
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý (Cân đối và đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường bổ sung các vitamin, đặc biệt là vitamin C).
- Hạn chế đến những chỗ đông người và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Giữ vệ sinh, nơi ở, nơi làm việc, học tập để loại trừ mầm bệnh. - Đảm bảo việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trước - sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Đeo khẩu trang khi chăm sóc người bị bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có biểu hiện của bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh để biết cách xử lý cũng như điều trị đúng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý truyền dịch và tiêm kháng sinh vì không có tác dụng, thậm chí gây nhờn kháng sinh.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ
- Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?