Rong kinh phải làm sao?

Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Vậy khi bị rong kinh phải làm sao?

Rong kinh phải làm sao? Rong kinh phải làm sao?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu. Vậy khi bị rong kinh phải làm sao?

Nhận biết rong kinh ở phụ nữ

Mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Có nhiều trường hợp rong kinh từ 10-15 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp rong kinh tới vài tháng... Khi bị rong kinh không rõ lý do, người bệnh nên tới bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân sớm để kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây rong kinh

Có 2 nguyên nhân gây rong kinh:

Rong kinh cơ năng

Ở những người mới bắt đầu có kinh, do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định nên gây rong kinh. Thường sau khoảng 2 năm thì hết.

Một số trường hợp do sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp

Rong kinh thực thể

Do sảy thai, chửa trứng, thai chết lưu

Do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung...

Do mắc các bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)...

>>> Xem thêm: Bệnh rong kinh nguyên nhân là gì và cách điều trị ra sao?
vicare.vn-rong-kinh-phai-lam-sao-9

Khi bị rong kinh phải làm sao?

Điều trị rong kinh như thế nào?

Điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc thuốc cầm máu, thuốc nội tiết, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc chống viêm nhiễm và phòng chống thiếu máu

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp phát hiện các tổn thương phải can thiệp hoặc điều trị nội khoa thất bại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ: u xơ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng...

Phòng ngừa rong kinh như thế nào?

Nếu bạn bị rong kinh ở tình trạng nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nếu máu ra nhiều bạn có thể sử dụng viên thuốc ngừa thai để trị hiện tượng rong kinh, tuy nhiên việc sử dụng viên thuốc ngừa thai cũng mang lại ít nhiều hậu quả nên trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

Đối với những phụ nữ trên 18 tuổi có quan hệ tình dục thường xuyên, hãy khám Phụ khoa theo đúng định kỳ. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài và những biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu rong kinh mất máu cấp tính thì phải vào viện cấp cứu.


Giải đáp một số thắc mắc phải làm gì khi bị rong kinh

Về vấn đề rong kinh kéo dài có rất nhiều thắc mắc được bạn đọc gửi tới HoiBenh, dưới đây là một số giải đáp của bác sĩ về hiện tượng này.

Bạn đọc giấu tên có chia sẻ tình trạng của mình như sau: "Thưa bác sỹ cháu năm nay 27 tuổi, lập gia đình gần 1 năm chưa có con, cháu thường xuyên bị rong kinh, đi khám bác sỹ kết luận quá sản niêm mạc tử cung ạ, bác sỹ cho cháu xin lời khuyên ạ".

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân đã có những tư vấn về vấn đề này gửi tới HoiBenh: Nếu quá sản niêm mạc tử cung thì bác sĩ sẽ cho uống thuốc và có những trường hợp phải nạo buồng tử cung mới cầm máu được. Về đông y, cháu có thể dùng tam thất hàng ngày có tác dụng cẩm máu rất tốt.

Một bạn trẻ 15 tuổi lại gặp phải vấn đề khác khi điều trị rong kinh: "Bác sĩ ơi con năm nay 15 tuổi. Con có dùng thuốc tránh thai hàng ngày vì để trị bệnh rong kinh đó ạ. Con có kinh xong hết kinh hẳn rồi nhưng vài ngày sau lại thấy có huyết trắng màu nâu kèm theo máu kéo dài khoảng 5 ngày rồi. Xin hỏi bác sĩ con bị bệnh gì ạ?

Bác sĩ Lê Huy Tuấn đã gửi những giải đáp rõ về thắc mắc trên: "Ở lứa tuổi của bạn rong kinh là do nội tiết chưa ổn định, bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày thì nhớ uống theo đúng hướng dẫn nhé vì nếu quên hoặc uống không đúng hướng dẫn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Huyết trắng hay còn gọi là dịch âm đạo chính là dịch tiết ở âm đạo, bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ai cũng có, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh ngày gần rụng trứng dịch nhiều hoặc khi có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch sẽ có nhiều. Dịch có màu trong hoặc hơi đục có mùi đặc trưng. Bạn hành kinh xong nhưng lại ra dịch lẫn máu kéo dài vài ngày mới hết hẳn vậy bạn hãy theo dõi xem tháng sau thế nào nhé, nếu vẫn như vậy thì bạn có thể đi khám cụ thể xem đó là gì."

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh rong kinh bằng thuốc nam hiệu quả