Rối loạn nhịp tim: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng tránh
Ở những người trưởng thành và khỏe mạnh có nhịp tim bình thường dao động từ 60-100 lần/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng này hoặc có triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng tránh
Nguyên nhân gây bệnh
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim đập bình thường sẽ nằm trong khoảng 60 - 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi, khi làm việc quá sức thì tim đập nhanh lên. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện khi bạn bị rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress; lao động gắng sức; hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá...
Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến nhịp tim, hoặc ảnh hưởng đến lượng máu về tim có thể sẽ gây rối loạn hoạt động của tim.
- Nguyên nhân chính gây loạn nhịp tim như: các bệnh van tim; các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc của tim (suy tim sung huyết, phì đại tâm thất,...); rối loạn điện giải do mất máu, mất nước, sử dụng một số thuốc (ví dụ: digoxin); thiếu máu cục bộ...
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: di truyền, tuổi tác, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, lạm dụng ma túy, rượu, sử dụng quá nhiều cà phê, hút thuốc lá, căng thẳng quá mức...
Triệu chứng của rối loạn nhịp tim
Hồi hộp, trống ngực
Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể có cảm giác hụt hẫng, hay nhịp tim bị ngừng lại trong vài giây sau đó sẽ đập mạnh. Kèm theo đó là những triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, bệnh nhân có thể có ngất hay choáng váng... Người bệnh có cảm giác thấy nhịp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường.
Mệt mỏi, khó thở
Khi tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài khiến người bệnh có biểu hiện khó thở và mệt mỏi.
Đau ngực
một trong những dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim...
Những biến chứng có thể xảy ra
Khi bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim kéo dài sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể, tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
- Đột quỵ: Khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, khiến hiệu suất bơm máu của tim sẽ bị giảm sút. Lúc này, máu bị ứ đọng lại tại các buồng tim sẽ dễ hình thành nên các cục máu đông. Máu đông có thể bị rời ra và di chuyển theo dòng máu đến các động mạch não, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch và gây ra đột quỵ.
- Người bệnh cũng có thể bị ngừng tim đột ngột hay nhồi máu cơ tim...
Cách khắc phục chứng rối loạn nhịp tim
- Việc thay đổi lối sống, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá cũng có thể tác động lớn tới việc khắc phục bệnh rối loạn nhịp tim. Người bệnh cần cân bằng giữa lao động và sinh hoạt để tránh stress.
- Những trường hợp bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim nặng, cần nhanh chóng đến các trung tâm tim mạch làm các chẩn đoán như điện tim đồ, siêu âm tim... để có hướng điều trị phù hợp.
- Trường hợp những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim chậm có thể sẽ được cấy vào dưới da ngực một thiết bị tạo nhịp tim. Máy sẽ tự động phát rung động trong nhiều năm sau đó.
- Với các ca mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh, có thể sử dụng năng lượng sóng tần số radio, luồng vào trong cơ thể qua các đường mạch máu đi vào trong quả tim. Sau đó, bác sĩ sẽ phát hiện các rối loạn xuất phát ở đâu, từ đó dùng năng lượng sóng để đốt triệt rối loạn nhịp đó.
Hiện nay với sự phát triển của y học, bệnh rối loạn nhịp tim sẽ được khắc phục hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm.
Cách phòng tránh
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học có thể góp phần phòng chống một số bệnh liên quan đến tim mạch, nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim như: cần ăn nhiều rau xanh, củ quả, cá...
- Người bệnh thường xuyên có chế độ tập luyện hợp lý, thể dục thể thao giúp bớt được các chứng rối loạn không mong muốn.
- Người bệnh hạn chế ăn thịt, nên thay bằng các thực phẩm như cá nhiều omega 3, nhất là cá biển, bổ sung thêm đậu phụ, hoặc các loại đậu cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Giảm bớt căng thẳng, bỏ hút thuốc lá; hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc...
Xem thêm:
- Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
- Khó thở, nhịp tim nhanh có phải bị suy tim không?
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
- Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì?