Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Hiểu để tránh lo lắng không cần thiết

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là những bất thường về kinh nguyệt của phụ nữ mới sinh con. Tình trạng này có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc kèm theo các triệu chứng khác trong những ngày có kinh. Khi có dấu hiệu khác thường của tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa thăm khám và xử trí.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Hiểu để tránh lo lắng không cần thiết Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Hiểu để tránh lo lắng không cần thiết

Kinh nguyệt sau sinh như thế nào là bình thường?

Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian kinh nguyệt sau sinh của chị em cũng khác nhau hoàn toàn. Song, thông thường, những người không nuôi con bằng sữa mẹ có chu kỳ kinh trở lại sớm hơn, thường từ tuần thứ 6 hoặc thứ 8 sau sinh. Với những người nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian chu kỳ kinh nguyệt trở lại có sự dao động. Đa số có từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sau sinh, song có người mất cả năm mới xuất hiện lại.

Kinh nguyệt sau sinh của chị em được coi là bình thường khi có kinh lần đầu tiên, sau đó những kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ tiếp diễn theo quỹ đạo.

Theo Đại học Marquette, chị em sau sinh có kinh nguyệt trở lại có nghĩa là khả năng thụ thai đã trở lại. Sự rụng trứng có thể xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh. Điều này có nghĩa là, sau khi sinh, chị em có thể mang thai trước khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Biểu hiện các chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Bất thường về chu kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt còn được gọi là vòng kinh có độ dài khoảng 28-30 ngày tùy mỗi người. Tuy nhiên, đối với chị em sau khi sinh bị rối loạn kinh nguyệt sẽ gặp phải những bất thường về chu kỳ kinh dưới đây:

  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt dài trên 35 ngày thì là kinh thưa
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt dưới 22 ngày là kinh ngắn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt chênh nhau 5 ngày trở lên là kinh nguyệt không đều.
  • Nếu đã có kinh nhưng sau đó 3 tháng không có kinh thì gọi là vô kinh thứ phát.

Với các triệu chứng rối loạn kể trên, chị em đã có dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

vicare.vn-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-va-loi-khuyen-cua-thay-thuoc-body-1

Bất thường về số ngày có kinh, tuổi kinh, khối lượng máu kinh

Trung bình, mỗi kỳ hành kinh ở phụ nữ kéo dài 3-5 ngày và lượng máu mất đi trung bình từ 50-80ml. Nhưng khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, thì số ngày có kinh, tuổi kinh và khối lượng máu sẽ có những bất thường như:

  • Ngày hành kinh quá 7 ngày gọi là rong kinh
  • Ngày hành kinh dưới 2 ngày gọi là kinh ngắn
  • Lượng máu mất đi trong ngày hành kinh nhiều hơn 100ml gọi là kinh nhiều huyết.

Chị em sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt có thể không bị hết tất cả các triệu chứng trên, mà chỉ bị 1 trong số đó hoặc nhiều rối loạn cùng 1 lúc.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không cần quá lo lắng

Phụ nữ sau khi sinh và cho con bú trong thời gian 1-2 năm đầu thì chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có thể thất thường. Đó là tháng có, tháng sau lại không, có tháng tới sớm, có tháng tới muộn. Lượng máu kinh cũng không đều, có khi nhiều, nhưng lại có lúc ít, màu sắc có thể đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm. Kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh cũng rất dễ kèm theo triệu chứng đau bụng kinh, rong kinh kéo dài,...

Các bác sĩ sản khoa cho biết, phụ nữ sau khi sinh con có bị rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, các mẹ không phải lo lắng. Vì khi phụ nữ sinh con và cho con bú sẽ có sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể. Và hiện tượng không kéo dài quá 2 năm cũng không đáng lo ngại.

Nhưng nếu chúng có kèm theo những dấu hiệu như: Có mùi hôi ở vùng kín, ngứa ngáy khó chịu, khi quan hệ tình dục đau rát,... và kéo dài thì cần phải có biện pháp xử trí. Vì đây là dấu hiệu bệnh lý của cơ thể của phụ nữ.

Lời khuyên của thầy thuốc

vicare.vn-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-va-loi-khuyen-cua-thay-thuoc-body-2

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, biện pháp phòng tránh của bác sĩ khuyên chị em phụ nữ cần:

  • Khám sức khỏe định kỳ hằng năm kèm theo khám phụ khoa, ít nhất 6 tháng 1 lần để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần luôn luôn tốt nhất.
  • Chị em cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể bằng việc đảm bảo dinh dưỡng cân đối và hợp lý.
  • Làm việc và có chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng thần kinh và stress.
  • Thực hiện tránh thai an toàn để không phải mang thai ngoài ý muốn, không phải nạo phá thai. Vì nạo phá thai làm tổn thương mạch máu trong buồng tử cung và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách.
  • Khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chị em cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
  • 5 địa chỉ khám rối loạn kinh nguyệt uy tín tại Hà Nội