Rối loạn giấc ngủ ở tuổi teen và những điều cần biết

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên cho đến người già. Mất ngủ thường xuyên cũng có thể dẫn đến kiết sức và gây nguy hiểm. Nhiều khi chúng ta không để ý đến việc cần ngủ nhiều hơn, cho đến khi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng thiểu ngủ thường gặp phải ở các thanh thiếu niên do thói quen thức khuya để lướt internet,...

Rối loạn giấc ngủ ở tuổi teen và những điều cần biết Rối loạn giấc ngủ ở tuổi teen và những điều cần biết

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên cho đến người già. Mất ngủ thường xuyên cũng có thể dẫn đến kiết sức và gây nguy hiểm.

Nhiều khi chúng ta không để ý đến việc cần ngủ nhiều hơn, cho đến khi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng thiểu ngủ thường gặp phải ở các thanh thiếu niên do thói quen thức khuya để lướt internet, xem TV.. Giấc ngủ cũng thường bị gián đoạn trong thời gian thi cử căng thẳng hay bị rối loạn cảm xúc khiến tâm trí bất ổn và không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.

Những teen bị rối loạn mất ngủ thường là do cảm thay đổi ở tuổi mới lớn.
Những teen bị rối loạn mất ngủ thường là do cảm thay đổi ở tuổi mới lớn.

Các teen cần ngủ bao nhiêu?

Tính trung bình, các thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 8.5 đến 9.5 tiếng mỗi đêm. Nếu bắt đầu ngủ từ 10 giờ tối, bạn cần thức dậy lúc 7 giờ sáng để đảm bảo đủ thời gian. Nhưng đối với học sinh hiện nay, điều này rất khó thực hiện bởi khối lượng bài vở cũng như giờ giấc trên lớp.

Nhiều bạn trẻ mặc chứng mất ngủ kéo dài. Có nghĩa họ cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay cảm thấy không đủ thời gian nghỉ ngơi.

Thiếu ngủ liên tục ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, từ mối quan hệ với bạn bè cho đến khả năng tập trung học hành và cả tâm trạng của chính bạn nữa. Nhiều bạn trẻ thiếu ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng thất thường thậm trí là trầm cảm.

Mất ngủ cũng ảnh hưởng đến da, sức khỏe và cân nặng của bạn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra ngủ ít làm tăng nguy cơ béo phì. Ngủ quá ít cũng khiến các bạn trẻ dễ gặp tai nạn hơn. Đó là lí do vì sao cần đối phó với chứng mất ngủ đang ngày một lan rộng trong giới trẻ hiện nay.

Ngủ ít có thể tăng nguy cơ béo phì.
Ngủ ít có thể tăng nguy cơ béo phì.

Giấc ngủ diễn ra như thế nào?

Có hai loại giấc ngủ chính là REM (mắt chuyển động nhanh) khi ngủ bạn có thể có một giấc mơ sống động và NREN (mắt chuyển động chậm) chỉ ngủ mà không mơ.

NREM có 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, gian đoạn nhẹ nhất là sự chuyển đổi từ trạng thái thức đến trạng thái ngủ. Giai đoạn 2, giai đoạn trung bình, chiếm 40% đến 50% thời gian ngủ. Các giai đoạn 3 và 4 chậm rãi và đều đặn, là cấp độ thấp nhất và chiếm khoảng 1/3 buổi đêm. Đó là giai đoạn cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ, cũng như rất khó để đánh thức. Mỗi chu kỳ gồm 4 giai đoạn sẽ diễn ra từ 90 đến 120 phút. Trong một đêm bình thường sẽ có khoảng 4-5 chu kỳ như vậy.

Đồng hồ sinh học của mỗi người sẽ xác định chu kỳ giấc ngủ hàng ngày, hiệu quả làm việc, độ tỉnh táo, tâm trạng và cả chức năng tiêu hóa cùng việc trao đổi chất. Hormonce melatoin ở tuyến tùng trong đáy não được liên kết với hệ thống sinh học, cùng với ánh sáng mặt trời, melatonin giúp thiết lập đồng hồ sinh học cho não. Vào ban đêm, melatonin được tiết ra, làm nhiệt độ cơ thể thấp đi và giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ.

Những nguyên nhân gây mất ngủ

Thông thường, chỉ cần đi ngủ sớm là có thể giải quyết tình trạng thiếu ngủ và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo khỏe mạnh. Nhưng đôi khi việc mất ngủ đến từ những lí do khác. Dưới đây là một số nguyên nhân.

Ngáy cũng là nguyên nhân gây cảm giác khó chịu và làm rối loạn giấc ngủ. Nghẹt mũi làm đường thở của bạn bị thu hẹp, phổi không đủ không khí khiến não bị đánh thức.

Một số bạn trẻ hiện nay bị chứng trào ngược dạ dày, thường xảy ra vào ban đêm. Thông thường, có một van cơ giữa thực quản và dạ dày giữ cho axit khỏi tràn vào thực quản. Nhưng với chứng bệnh này, van không làm việc khiến axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản dẫn đến kích ứng và viêm nhiễm, làm ảnh hưởng vào giấc ngủ.

Hội chứng chân tay bồn chồn cũng liên quan tới chất lượng giấc ngủ. Hội chứng này khiến cơ thể có cảm giác bứt rứt và thường xuyên phải chuyển động, Hội chứng không chỉ gây mất ngủ mà còn có thể khiến hai chân bị co giật khi ngủ.

Ngáy khiến cho đường thở bị thu hẹp, phổi không đủ không khí khiến não bị đánh thức.
Ngáy khiến cho đường thở bị thu hẹp, phổi không đủ không khí khiến não bị đánh thức.

Cách giải quyết tình trạng mất ngủ

Khi tình trạng mất ngủ xảy ra quá thường xuyên, hãy gặp bác sĩ nhờ tư vấn. Nhưng nếu vấn đề không quá nghiêm trọng, bạn có thể nghiên cứu những cách sau đây để có giấc ngủ ngon hơn.

Tập ngủ sớm hàng ngày, kể cả vào cuối tuần.

Giảm âm lượng của TV và tắt các thiết bị chiếu sáng. Các chuyên gia khuyên bạn nên tắt các thiết bị như laptop hay điện thoại di động, bởi chúng có thể khiến bạn gián đoạn giấc ngủ bằng tin nhắn hay thông báo. Một nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm các bạn trẻ khó ngủ hơn.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ.

Khi thức dậy, việc đầu tiên bạn nên làm đó là mở cửa đón ánh nắng bình minh. Đồng thời tránh ánh sáng vào buổi tối. Ánh sáng sẽ bắt tín hiệu với não bộ để nhận biết khi nào cần “thức giấc” và “đi ngủ”.

Giảm tiếng ồn trong phòng ngủ, đeo nút tai nếu bạn bị làm phiền bởi tiếng ồn.

Ăn các loại thức phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống sẽ làm tăng nồng độ serotoin trong não, có tác dụng làm dịu cơ thể và khiến giấc ngủ ngon hơn.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Giấc ngủ thường đến sau giai đoạn làm mát của các chu kỳ nhiệt độ trong cơ thể. Sau khi tắm nước ấm, hãy giảm nhiệt độ phòng ngủ, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tắm nước ấm và giảm nhiệt độ phòng trước khi đi ngủ, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tắm nước ấm và giảm nhiệt độ phòng trước khi đi ngủ, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ngủ kém có thể đến từ việc sử dụng một số loại thuốc. Cần lưu ý thành phần thuốc bởi đôi khi có một số loại gây mất ngủ.

Tâm trạng bất an hay lo lắng cũng có thể trở ngại cho giấc ngủ lành mạnh. Hãy thử các liệu pháp thư giãn như thiền, tập yoga trước khi đi ngủ.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề ở trên, hoặc tâm trạng đang căng thẳng hay mắc chứng trầm cảm, mà những gợi ý đơn giản này không hiệu quả, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Bởi giấc ngủ tốt là điều cần thiết cho sức khỏe và không thể chủ quan.

(Nguồn: www.webmd.com)