Rau má có thể gây sảy thai?

Rau má được biết đến là loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh vì hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng trong đó. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều công dụng tốt, loại rau này còn có nguy cơ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!

Rau má có thể gây sảy thai? Rau má có thể gây sảy thai?

Thành phần hóa học của rau má

Rau má hay còn gọi là liên tiền thảo (lá tròn như đồng tiền kim loại) là loại rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ mương, thung lũng thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Madagascar . . .

Tuỳ theo mùa thu hoạch hoặc khu vực trồng, thành phần rau má có thay đổi nhưng chủ yếu chứa các chất sau: asiaticoside, bacoside B, asiaticoside, triterpenoids, beta caroten, saponins, sterols, flavonols, alkaloids, magnesium, calcium, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K...

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam dịch chiết rau má bao gồm: 88.20 g nước, 3.20 g chất đạm protein, 4.5 g cellulose , 1.80 g chất carbohydrate (mono, disaccharide), 0.15 mg vitamin B1, 3.70 mg vitamin C, 2.29 mg Calcium, 2.00 mg Phospho, 3.10 mg Sắt, 1.30 mg β carotene (tiền vitamin A...)

vicare.vn-rau-ma-co-the-gay-say-thai-body-1

Công dụng chính của rau má

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày như rau sống, nấu canh mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: hạ sốt, mụn nhọt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch...

Ngoài ra, rau má còn là loại thảo dược, bổ dưỡng với nhiều khoáng chất chống oxy hóa, dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện hệ tuần hoàn, chữa bệnh về da... Cụ thể:

Hạ sốt

Rau má được chế biến nấu canh hoặc xay nước uống rất tốt cho người hạ sốt. Vì loại rau này chứa nhiều thành phần mát, lành tính nên tác dụng hạ sốt khá tốt. Rau má rửa sạch đem vò nát, đổ nước vào nồi rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút để các thành phần không bị mất đi. Lấy nước cốt cho người bệnh uống, chia đều mỗi tiếng uống một ít sẽ giúp nhiệt độ cơ thể giảm xuống.

Giúp tăng trí nhớ

Rau má sấy khô đem tán bột rồi uống chung với sữa ngày 3 đến 5 gam sẽ có tác dụng cải thiện trí nhớ cho những người suy nhớ.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có tác dụng giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là những bệnh liên quan đến tĩnh mạch như suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch. Nhờ hoạt chất bacoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô để làm giãn nở động mạch cùng mao quản khiến cho máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng giảm các cơn đau tim, đào thải các chất độc giúp các tế bào sống trong một môi trường lành mạnh. Bên cạnh đó, người bị xơ vữa mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ giảm lượng cholesterol trong máu khiến các mạch máu mềm trở lại và hạn chế được tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch gây nên.

Làm lành vết thương, làm đẹp da

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào, kích thích tổng hợp collagen của mô liên kết từ đó thúc đẩy sự hình thành tế bào bào da, giúp các vết thương nhanh lành và lên da non. Cũng vì có thêm tác dụng tuần hoàn da nên rau má cũng được ứng dụng để làm kem bôi mặt, giúp giảm bớt những vết nhăn khiến da được tươi trẻ và ít lão hóa.

Ngày nay khoa học hiện đại, chất chiết từ rau má được sử dụng dưới nhiều hình thực thuốc tiêm, thuốc mỡ, thuốc bột để điều trị các tổn thương ở da như bỏng, vết thương do chấn thương, cấy ghép da, giải phẫu, những vết loét lâu lành, bệnh phong...

Hoạt chất asiaticoside có trong rau má cũng được ứng dụng trong chữa trị bệnh lao và bệnh phong do asiaticoside có khả năng làm tan lớp màng sáp bọc những vi khuẩn này , tiêu diệt chúng để chữa bệnh.

Từ thời xưa, nhiều thầy lang đã sử dụng rau má ể chữa các bệnh như eczema, vẩy nến, động kinh và cả bệnh giang mai...

Đối với hệ thần kinh

Hoạt chất bacoside B trong rau má có tác dụng tác động lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương và làm tăng cường các chất trung gian chuyển hóa giúp cho tế bào thần kinh, não bộ hoạt động tích cực hơn, giảm căng thẳng, áp lực tâm lý, tăng khả năng tập trung tư tưởng và cải thiện trí nhớ ở người già.

Thêm vào đó, dẫn xuất chất asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh để chữa bệnh alzheimer, triterpenoids cũng có tác dụng làm giảm sự lo lắng và tăng cường khả năng nhớ ở một số cá nhân.

Đối với bệnh ung thư

Cũng như rất nhiều loại rau khác, rau má có chứa beta caroten, saponins, sterols, alkaloids, terpenoids, các vitamin... là những chất chống lại quá trình oxy hóa thiên nhiên, giúp cơ thể chống lại stress, các rối loạn DNA, giảm được nguy cơ gây bệnh ung thư.

vicare.vn-rau-ma-co-the-gay-say-thai-body-2
Rau má tốt cho bà bầu.

Lạm dụng rau má sẽ gây ra tác hại gì đối với sức khỏe

Rau má được dùng nhiều trong cuộc sống của người Việt. Tuy nhiên, đó cũng là loại rau không hoàn toàn lành tính vì nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Gây sảy thai

Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và có dự định mang thai nên tránh ăn rau má bởi những chất có trong loại rau này sẽ làm giảm khả năng thụ thai và dẫn đến sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Tăng lượng đường trong máu

Nhiều người biết đến khả năng giải nhiệt tốt trong rau má nên trong mùa hè ngày nào cũng ăn hoặc uống nước ép loại rau này. Tuy nhiên, nếu dùng quá, nhiều loại rau này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, hàm lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác mà đặc biệt ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Nhức đầu

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng, uống quá nhiều nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng quá nhiều.

Tiêu chảy

Rau má có tình hàn, giúp giải nhiệt nhưng sử dụng nhiều cũng gây đầy bụng và tiêu chảy. Vì thế, đi ăn hoặc uống rau má, bạn nên ăn thêm một ít gừng để làm trung hòa tính hàn của rau má và ấm bụng.

Làm giảm tác dụng của thuốc

Nước rau má có thể tương tác với các thuốc chống co giật, gây buồn ngủ, các thuốc chống trầm cảm, barbiturat, benzodiazepin... và làm giảm hiệu quả của insulin thuốc chữa bệnh tiểu đường khác cũng như thuốc hạ cholesterol.

Dùng rau má đúng cách

Rau má không chỉ đơn thuần là rau mà còn là một loại thảo dược, vì thế khi sử dụng rau má, chúng ta nên cẩn trọng như dùng một vị thuốc:

  • Trung bình mỗi ngày, một người chỉ có thể dùng 40g rau má nhưng không nên dùng quá một tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng đợt tiếp theo.
Rau má
  • Những người đang ý định mang thai, đang mang thai, bị tiểu đường, bệnh gan hoặc đang dùng các loại thuốc chữa mất ngủ, chữa trầm cảm... không nên sử dụng rau má để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Rau má thường mọc những nơi bụi bờ và hay được ăn sống hay ép trực tiếp lấy nước uống nên cần rửa sạch và ngâm với nước muối trước khi dùng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Các chuyên gia khuyên rằng để chọn được rau má cho bữa ăn hay làm nước ép cho thực đơn của bạn, ngoài cách chọn lá tươi, xanh, không dập nát còn phải tìm những lá nhỏ, không to, có cuống xanh và mượt bởi lá rau quá to sẽ không có vị mát và bùi của rau má.

Xem thêm:

  • Tác dụng tuyệt vời của rau má bạn cần nên biết
  • 3 bài thuốc đơn giản, rẻ tiền tốt cho gan từ cây rau má
  • Chữa thiếu máu ở sản phụ với 6 loại rau củ đơn giản