Răng nhiễm tetra là gì?

Một trong những vấn đề răng miệng phổ biến không chỉ ở Việt nam là răng bị nhiễm Tetracyline (tetra). Vậy răng bị nhiễm tetra là gì? Cách khắc phục răng bị nhiễm tetra như nào? Là những băn khoăn rất cần lời giải đáp từ phía các chuyên gia nha khoa.

Răng nhiễm tetra là gì? Răng nhiễm tetra là gì?

Một trong những vấn đề răng miệng phổ biến ở Việt nam là răng bị nhiễm Tetracyline (tetra). Vậy răng bị nhiễm tetra là gì? Cách khắc phục răng bị nhiễm tetra như nào? Là những băn khoăn rất cần lời giải đáp từ phía các chuyên gia nha khoa.

Răng bị nhiễm Tetra là gì?

Một trong những nguyên nhân khiến răng bị biến màu mà rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt chính là do nhiễm Tetra . Đó chính là lý do giải thích tại sao vấn đề cách khắc phục răng bị nhiễm Tetra đang thu hút được sự quan tâm hàng đầu trên các diễn đàn nha khoa

Tetracyline hay được gọi tắt là tetra là một loại kháng sinh cùng nhóm các chất kháng sinh với một số loại thuốc khác như Minocycline, Doxycycline, Ampicyline... hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nhược điểm của thuốc là có thể gây thay đổi màu răng, làm giảm sản sinh men răng...Nếu trẻ nhỏ hoặc người mẹ trong quá trình mang thai sử dụng loại thuốc này có thể gây nguy cơ đổi màu răng, làm răng bị sậm màu.

Mức độ sậm màu răng tủy thuộc vào thời điểm dùng thuốc, liệu lượng thuốc được sử dụng thế nào. Tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc mà màu răng có mức độ sậm khác nhau, có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh. Sự thay đổi màu sắc do tetra này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nhiễm Tetra nặng, răng còn có thể xuất hiện tình trạng bị lỗ chỗ, khiếm khuyết, mất đi hình dạng bình thường.

Răng nhiễm Tetra có khắc phục được không?

Gần đây, Tetra đã được hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số người bị nhiễm Tetra còn rất nhiều do thời kì chiến tranh không có nhiều chủng loại thuốc để sử dụng cho bệnh nhân dẫn đến những thay đổi về màu sắc răng. Răng bị nhiễm tetra khiến người bệnh cảm thấy mất tự ti khi cười nói, giao tiếp với mọi người. Chính vì nhu cầu tính thẩm mỹ hiện nay là rất lớn ngoài việc có thông tin răng nhiễm tetra là gì thì cách khắc phục cũng thu hút sự quan tâm từ nhiều người? Theo các chuyên gia nha khoa, nếu răng nhiễm Tetra hay do hút nhiều thuốc lá bị đổi màu vẫn tẩy trắng được, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều có thể phục hồi màu sắc răng bằng phương pháp tẩy trắng răng:

  • Trường hợp răng nhiễm Tetra nhẹ

Trường hợp răng nhiễm Tetra nhẹ có thể áp dụng tẩy trắng răng bằng Laser tại phòng khám để phục hồi màu răng. Với phương pháp này, bác sỹ nha khoa sẽ dùng ánh sáng laser để kích hoạt men thuốc tẩy trắng thẩm thấu sâu vào răng giúp bẻ gãy những liên kết gây màu, cải thiện hiệu quả màu sắc răng.

vicare.vn-rang-nhiem-tetra-la-gi-body-1
  • Trường hợp nhiễm Tetra nặng

Với những trường hợp bệnh nhân nhiễm Tetra nặng, tẩy trắng răng không thể giúp phục hồi màu sắc răng mà phải dùng phương pháp khác để phục hình và thay đổi màu răng như bọc sứ. Phục hình răng sứ là một biện pháp để có một hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ đối với những răng nhiễm Tetra nặng. Công nghệ răng sứ không kim loại thế hệ mới Cercon được sử dụng bằng phần mềm vi tính CAD/CAM (CAD – Computer Aided Design) – sản xuất (CAM – Computer Aided Manufacture) đều thực hiện tự động dưới sự hỗ trợ của máy tính nên tính chính xác rất cao cho từng bệnh nhân, cải thiện màu sắc, hình dáng và đặc biệt là rất khít sát với nướu răng tạo đường nét rất tự nhiên đem lại thẩm mỹ như ý nhất từ hình thể, màu sắc tự nhiên. Răng sứ Cercon được làm với lớp men mềm tương tự như men răng thật, không mài mòn răng thật đối diện, và có đặc tính quang học như răng tự nhiên, trong khi giao tiếp người đối diện cũng không thể phát hiện ra và thích nghi với tất cả mọi người, giúp nụ cười của bạn tự tin và duyên dáng hơn. Với những yếu tố đó rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sứ Cercon.

Răng sứ thẩm mỹ khi chỉ định sẽ được bác sĩ kiểm soát cả về hình dáng và màu sắc, vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị răng bị nhiễm Tetra.

Những lưu ý khi tẩy trắng răng nhiễm Tetra

Không phải tất cả các bệnh nhân có răng nhiễm Tetra đều được chỉ định sử dụng các kỹ thuật tẩy trắng răng. Khi bạn gặp phải một trong những trường hợp sau cần lưu ý đến quyết định áp dụng kĩ thuật này:

  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc tẩy, phải ngừng ngay liệu trình.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Không áp dụng tẩy trắng răng cho trẻ em dưới 16 tuổi không được tẩy trắng do dễ kích ứng tủy.
  • Viêm lợi, hở chân răng, mòn răng cơ học lộ ngà răng.

Thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng với răng thật nên với các chụp răng sứ không thay đổi màu sắc. Có thể phải làm lại răng sứ nếu sau tẩy trắng có khác biệt màu sắc nhiều.

Vấn đề bắt buộc trước khi thực hiện tẩy trắng là bạn cần lấy sạch cao răng, chải sạch mảng bám màu, trám phục hồi các cổ răng bị mòn, chú ý điều trị chống ê buốt nếu răng quá nhạy cảm với các chất tẩy trắng.

Kết quả cuối cùng sau quá trình tẩy trắng phụ thuộc độ tuổi, độ răng nhiễm Tetra. Nếu nhiễm màu nặng ( thường nhiễm Tetra đội 3,4) bạn có thể phải dùng kết hợp cả hai phương pháp chính: tẩy trắng tại phòng khám và đeo máng tại nhà.

Bạn có thể xuất hiện triệu chứng ê buốt răng. Với cấu tạo men răng khác nhau, tùy từng bệnh nhân mà có thể không buốt, buốt nhẹ, hay buốt nhiều trong quá trình điều trị. Dừng liệu trình khi ê buốt nhiều, bệnh nhân thấy khó chịu. Thường thì triệu chứng ê buốt nhẹ khi tẩy trắng được xem là điều bình thường, gặp ở 60% số ca tẩy trắng răng.

Chăm sóc răng bị nhiễm Tetra sau khi tẩy trắng

vicare.vn-rang-nhiem-tetra-la-gi-body-2
Tránh ăn uống thực phẩm có màu sậm như trà, cafe,..

Trong quá trình tẩy trắng và sau tẩy răng 2 tuần nên kiêng ăn uống thực phẩm có màu, tránh màu sậm vì trong giai đoạn này men răng rất nhạy cảm dễ bị nhiễm ngược lại những màu này khi có cơ hội tiếp xúc. Có thể dùng ống hút uống nước có màu.

Triệu chứng tăng nhạy cảm khá thường gặp khi tẩy trắng, nên tránh uống nước quá nóng, quá lạnh dễ bị ê buốt răng.

Trong và sau tẩy trắng, bạn sẽ tập thói quen vệ sinh răng miệng thật kỹ, luôn chải sạch răng sau khi ăn tránh phát triển các mảng bám cũng như hạn chế quá trình nhiễm màu lại.

Nên giữ lại máng tẩy và thuốc dư nếu còn. Sau mỗi 1 năm, bạn nên đi kiểm tra, theo dõi và đeo lại thuốc 1-2 lần đề lấy lại màu trắng sáng như lúc mới tẩy, như vậy sẽ duy trì được kết quả lâu dài.

Xem thêm:

  • Viêm chân răng uống thuốc gì là tốt nhất?
  • Chảy máu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
  • Sâu răng bị nổi hạch phải làm sao?