Răng đã bọc sứ có niềng được không?
Hàm răng là cửa sổ tâm hồn- một hàm răng đều, đẹp sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy nên có nhiều bạn sau khi đã bọc răng sứ lại có nhu cầu nắn chỉnh lại răng bằng phương pháp niềng .Tuy nhiên nhiều vẫn còn đang phân vân, liệu răng đã bọc sứ có niềng được không? HoiBenh sẽ giúp bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Răng đã bọc sứ có niềng được không?
Hàm răng là cửa sổ tâm hồn- một hàm răng đều, đẹp sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy nên có nhiều bạn sau khi đã bọc răng sứ lại có nhu cầu nắn chỉnh lại răng bằng phương pháp niềng. Tuy nhiên nhiều vẫn còn đang phân vân, liệu răng đã bọc sứ có niềng được không? HoiBenh sẽ giúp bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bọc răng sứ là gì?
Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, bọc răng sứ chính là kỹ thuật mài cùi răng thật và lắp một thân răng sứ bên trên, vừa để bảo vệ răng thật, vừa giúp phục hình chiếc răng trông tự nhiên nhất cả về hình dáng lẫn màu sắc. Với phương pháp bọc răng sứ, hàm răng của bạn được bảo tồn đến mức tối đa.
Bọc răng sứ có một số ưu điểm như sau: Khôi phục được chức năng chính của răng và độ bền cao, bảo vệ răng hiệu quả, chức năng thẩm mỹ cao.
Khi nào bạn nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nha khoa giúp khắc phục hiệu quả nhiều khiếm khuyết và tổn thương của răng như:
- Răng thưa xấu, khấp khểnh, mọc chen chúc, răng hô móm
- Răng bị sâu quá nhiều, răng sứt mẻ lớn không thể trám được, răng bị viêm tủy
- Răng ố vàng nặng, xỉn màu do nhiễm kháng sinh, mòn men nặng
Niềng răng là gì?
Niềng răng hay chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa,..để mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười cũng như cho khuôn mặt.
Niềng răng hội tụ rất nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội giúp cho bạn có một hàm răng chắc khỏe đẹp như ý để tự tin tỏa sáng:
- Tạo thẩm mỹ cho răng
- Giúp quá trình ăn nhai thuận lợi
- Giúp giảm áp lực cho quai hàm
- Sở hữu một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai
Khi nào nên niềng răng?
Những trường hợp nên niềng răng phổ biến nhất:Răng hô, vẩu; Răng thưa;Răng móm; Răng lệch lạc, khấp khểnh; sai lệch khớp cắn
Nếu răng bệnh nhân bị đen hoặc ố vàng thì chỉnh nha không thể khắc phục tình trạng này được. Niềng răng chỉ có thể giúp sắp xếp vị trí răng bệnh nhân đều hơn, nhưng không thể tẩy trắng răng. Trong những trường hợp này bạn có thể chọn phương pháp bọc sứ.
Bên cạnh các trường hợp cần niềng răng được nêu ra trên kia thì thời điểm khi nào nên niềng răng cũng là yếu tố then chốt để mang lại hiệu quả cao. Thông thường, các chuyên gia chia ra làm 3 giai đoạn có thể niềng răng với các mức độ hiệu quả và khó khăn khác nhau:
- Ở độ tuổi từ 5 tuổi đến 10 tuổi: Đây được coi là giai đoạn tiền chỉnh nha, lúc này, lợi và xương hàm đang còn rất mềm, có thể điều chỉnh tư thế mọc và vị trí như mong muốn một cách dễ dàng. Nhưng chính vì mềm nên răng lúc này sẽ không được ổn định và dễ dịch chuyển về vị trí ban đầu.
- Ở độ tuổi từ 11 tuổi đến 18 tuổi: Đây chính là “thời điểm vàng” để niềng răng bởi răng và xương vẫn đủ độ mềm để dịch chuyển nhưng vẫn đảm bảo độ cứng để răng ổn định tại vị trí mới mà không lo xê dịch.
- Trên 19 tuổi: Nếu đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” thì sau 19 tuổi, bạn vẫn có thể niềng răng nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được hiệu quả mong muốn.
Các phương pháp niềng răng hiện nay
- Niềng răng kim loại: Được ra đời sớm nhất.
- Niềng răng bằng sứ: Có tính thẩm mỹ cao hơn niềng răng kim loại nhưng chi phí cao và thời gian điều trị kéo dài.
- Niềng răng tự đóng: Loại niềng răng này là một thành tựu mới của nha khoa thế giới, có thể ráp thao tác dễ dàng, hiệu quả xử lý nhanh hơn và giảm thời gian điều trị cho khách hàng đáng kể.
- Niềng răng mặt trong: Niềng răng mắc cài mặt trong là kỹ thuật đặc biệt trong 6 loại niềng răng của nha khoa thế giới bởi mắc cài được gắn vào bề mặt trong của răng. Do đó, chúng ta sẽ không cảm thấy tự ti hay thiếu tự nhiên khi giao tiếp với người xung quanh. Tuy nhiên chi phí thì khá cao và bạn cân chú ý đến vấn đề vệ sinh răng vì mắc cài được thiết kế ở trong
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Bác sĩ sẽ sử dụng những khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Răng đã bọc sứ có niềng được không?
Răng đã bọc sứ có niềng được không?
Đối với trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ vẫn sẽ có thể niềng răng được bình thường tùy vào từng trường cụ thể và việc bọc sứ phải cho quá trình niềng răng thuận lợi mà không làm ảnh hưởng đến mão sứ hoặc cùi răng thật bên trong.
Bởi để niềng được răng đã bọc sứ, các bác sĩ sẽ gắn các mắc cài lên răng sứ, trong quá trình tạo lực kéo, mắc cài sẽ kéo đồng thời cả mão răng sứ và cùi răng thật bên trong. Do đó, cùi răng thật có thể bị ê buốt nếu mão sứ không ôm sát vào cùi răng, sẽ gây cho bạn cảm giác khó chịu.
Có 2 trường hợp thường gặp sau:
- Nếu đó là những mão răng sứ đơn lẻ, thì niềng răng có thể dịch chuyển cả răng sứ và cùi răng thật về vị trí cần chỉnh như bình thường.
- Với những trường hợp bọc răng sứ nguyên hàm thì khi bọc răng sứ bác sĩ đã sắp xếp các răng đều rồi nên không cần phải niềng răng nữa.
Bên cạnh đó, kỹ thuật niềng răng cho người đã bọc răng sứ được đánh giá khá phức tạp nên đòi hỏi phải được tiến hành kỹ càng, dưới sự theo dõi của Bác sĩ giỏi, am hiểu sâu về chuyên môn.
Bọc răng sứ và niềng răng là hai phương pháp chỉnh hình răng điển hình hiện nay. Trong khi bọc sứ giúp cải thiện về thẩm mỹ từ màu sắc đến hình dáng răng, thì niềng răng giúp khắc phục những khuyết điểm liên quan đến cấu trúc răng như răng lệch lạc, khấp khểnh, thưa,...
Mỗi kỹ thuật nha khoa hướng đến những đối tượng bệnh nhân, vì vậy việc lựa chọn chính xác giải pháp điều trị sẽ giúp bạn có được hàm răng khỏe đẹp một cách tối ưu nhất. Những thông tin Vicare cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo,nếu bạn thực sự có nhu cầu “sửa” lại bộ răng của mình thì hãy đến cơ sở nha khoa uy tín và trao đổi với các bác sĩ nha khoa về tình trạng răng miệng của mình để được hỗ trợ kịp thời.
Chúc bạn có một hàm răng khỏe đẹp.
Xem thêm:
- Niềng răng ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn bạn tưởng
- Những việc cần làm khi đeo niềng răng
- Tạm biệt niềng răng, cùng chào đón khay răng trong suốt