Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không?

Tuy nhiên, sau khi sinh, vết mổ sẽ khiến mẹ cực kỳ khó chịu và đau rát. Để mau chóng hồi phục, mẹ cần thật sự chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy thì sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ cần chú ý kiêng những gì và đặc biệt là sau rạch tầng sinh môn có được ăn trứng không?

Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không? Rạch tầng sinh môn sau sinh thường có được ăn trứng không?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật rất thường gặp và được thực hiện trong quá trình sinh nở của các bà bầu nhằm giúp bé chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh, vết mổ sẽ khiến mẹ cực kỳ khó chịu và đau rát. Để mau chóng hồi phục, mẹ cần thật sự chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy thì sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ cần chú ý kiêng những gì và đặc biệt là sau rạch tầng sinh môn có được ăn trứng không? Hãy cùng HoiBenh giải đáp trong bài viết sau đây!

1. Rạch tầng sinh môn có được ăn trứng không? Top những lưu ý phải nhớ khi xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ

Rạch tầng sinh môn cũng như rất nhiều phẫu thuật ngoại khoa khác, đều sẽ để lại những tổn thương trên cơ thể và cần có thời gian để hồi phục. Để quá trình hồi phục này có tiến độ nhanh hơn, yếu tố dinh dưỡng sau sinh là vô cùng cần thiết.

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để vết mổ mau lành?” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trong thời gian vừa sinh con xong. Mẹ cần chú ý kiêng một số thực phẩm sau:

  • Hạn chế các món có chứa nhiều dầu mỡ như thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, các món chiên, xào, nướng... Những món này có khá nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp rất ít dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy có tác động tiêu cực đến các vết thương ngoài da.
  • Hạn chế các món ăn cay nóng, đồ uống có cồn. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích trong thời gian này.
  • Thức ăn có độ dai, cứng... cũng cần phải loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của mẹ bởi những thực phẩm này sẽ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, làm suy yếu chức năng của hệ.
  • Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hay khiến vết thương hở miệng lâu ngày như gạo nếp, thịt gà, thịt bỏ, đồ hải sản và đặc biệt là trứng... nếu ăn nhiều sẽ khiến vết thương khó hồi phục, dẫn đến sẹo cực kỳ mất thẩm mỹ. Vì thế, cũng cần phải tránh.
  • Thức ăn có nhiều chất xơ trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật cũng nên được hạn chế vì loại thực phẩm này sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, dẫn đến việc đi đại tiện/tiểu tiện nhiều lần, gây ra cảm giác đau rát và ảnh hưởng đến vết mổ tầng sinh môn.

Như vậy, câu hỏi “Liệu rạch tầng sinh môn có được ăn trứng?” đến đây đã có câu trả lời. Tuy rằng trên thực tế, trứng là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món, nhưng với hàm lượng protein dồi dào trong trứng sẽ gây kích thích đến vết thương. Vì thế, trước khi vết mổ hồi phục hoàn toàn, mẹ nên hạn chế ăn món này cũng như một số thực phẩm được khuyến cáo phía trên.

Thay vào đó, mẹ nên chọn những món ăn ở dạng lỏng và mềm mà vẫn hàm chứa đầy đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thụ nhanh chóng, hạn chế tình trạng táo bón

vicare.vn-rach-tang-sinh-mon-sau-sinh-thuong-co-duoc-trung-khong-body-1
Hàm lượng protein dồi dào trong trứng sẽ gây kích thích đến vết thương

2. Cần lưu ý gì khi chăm sóc vết rạch tầng sinh môn ở mẹ?

Sau khi biết rạch tầng sinh môn có được ăn trứng không và những thực phẩm nên kiêng ăn sau phẫu thuật, yếu tố thứ hai là chế độ sinh hoạt – chăm sóc sức khỏe hàng ngày cũng cực kỳ quan trọng đối với việc hồi phục vết mổ.

Từ lời khuyên của nhiều bác sỹ chuyên khoa sản – phụ khoa nổi tiếng, sau khi rạch tầng sinh môn, các mẹ nên chú ý:

Các hoạt động vệ sinh

Khi đi tiểu, mẹ nên dùng nước ấm từ từ dội vào vùng kín để hạn chế sự xót buốt. Sau khi đi xong, vệ sinh sạch bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ (hoặc dùng nước muối pha loãng, nước đun sôi, nước trà xanh)... Sau đó, dùng khăn mềm và khô để lau lại cho sạch.

Mẹ cần phải giữ khu vực mổ thật khô ráo và sạch sẽ. Mỗi ngày, cần thực hiện việc vệ sinh từ 3 – 5 lần. Điều này sẽ giúp vùng khâu mau lành và không chịu sự tấn công từ vi khuẩn.

Vận động như thế nào?

Tuyệt đối hạn chế các vận động mạnh có khả năng gây tác động đến vết thương. Khi đi lại, nên tập đi nhẹ nhàng và bước nhỏ.

Tuy rằng khi đi lại sẽ gây cho bạn đau đớn, nhưng mẹ tuyệt đối không nằm một chỗ bởi sẽ khiến vết thương không có tuần hoàn máu, rất khó lành. Việc đi lại sẽ giúp máu huyết lưu thông, tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả.

Bạn cũng nên hạn chế các hoạt động nội trợ trong gia đình, chú ý nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.

vicare.vn-rach-tang-sinh-mon-sau-sinh-thuong-co-duoc-trung-khong-body-2
Hạn chế các hoạt động nội trợ trong gia đình, chú ý nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn

Khi nào bạn cần gặp bác sỹ?

Hầu hết các vết mổ tầng sinh môn đều sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, nếu như có xuất hiện của một số dấu hiệu sau đây, bạn cần phải tìm gặp bác sỹ:

  • Sung huyết: dấu hiệu này xuất hiện rất sớm. Trong vòng 1 – 2 tiếng đồng hồ sau phẫu thuật, nếu vết thương ngày càng đau và có cảm giác sa trướng hậu môn, cần phải liên hệ ngay với bác sỹ vì có khả năng cầm máu có vấn đề.
  • Nhiễm trùng: sau khi sinh 3 ngày, nếu như vết thương của bạn có dấu hiệu sưng đỏ và đau tê cục bộ, rất có khả năng vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Nếu như chạm vào thấy cứng và khi nặn có mủ tanh, phải nhanh chóng dùng kháng sinh để giảm triệu chứng. Tiếp theo, bạn cần gặp bác sỹ để có phương hướng giải quyết kịp thời.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thể trả lời câu hỏi “Sau khi rạch tầng sinh môn có được ăn trứng không?” cũng như những vấn đề khác liên quan đến việc chăm sóc vết mổ này. Hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật lành mạnh, khoa học nhằm giúp vết thương hồi phục nhanh chóng và đặc biệt là cải thiện sức khỏe sau sinh.

Xem thêm:

  • Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau bao lâu sẽ hết?
  • Rạch tầng sinh môn sau đẻ thường có để lại sẹo không?
  • Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?