Rạch tầng sinh môn sau đẻ thường có để lại sẹo không?
Tầng sinh môn là một phần bộ phận sinh dục nữ giới nằm giữa âm đạo và hậu môn. Các sản phụ khi sinh thường được rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo và âm hộ giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng. Vậy vết rạch sau đẻ thường có để lại sẹo không?
Rạch tầng sinh môn sau đẻ thường có để lại sẹo không?
Các sản phụ thường được rạch tầng sinh môn khi đẻ thường để mở rộng âm đạo và âm hộ giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng. Vậy vết rạch sau đẻ thường có để lại sẹo không?
1. Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi đẻ thường?
Tầng sinh môn là một phần bộ phận sinh dục nữ giới nằm giữa âm đạo và hậu môn. Chúng có cấu tạo 3 tầng: tầng sâu, tầng nông, tầng giữa. Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang và là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng của nam giới.
Trong khi sinh, tầng sinh môn giúp cho người phụ nữ sinh con an toàn và dễ dàng hơn vì chúng có tính chất dễ giãn nở. Nếu người nào có tầng sinh môn giãn nở kém sẽ bị rách tầng sinh môn khi sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ vùng kín, suy giảm chất lượng sinh hoạt tình dục, mất hứng thú,.... Có người buồn phiền còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trên thực tế, khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ sẽ mở rộng để trẻ chui lọt ra bên ngoài dễ dàng. Song việc giãn nở vẫn có giới hạn nếu gặp trường hợp trẻ có đầu to hoặc trọng lượng lớn. Lúc này, sinh thường sẽ khó khăn hơn.
Do đó, các nữ hộ sinh thường làm công đoạn rạch tầng sinh môn hay còn gọi là rạch khi đẻ. Việc chủ động này có nhiều lợi ích. Trẻ sơ sinh được ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng và sản phụ không bị rách tầng sinh môn thụ động - nghĩa là rách do rặn sẽ mất thẩm mỹ và khó khâu hơn. Song, dù là vết rạch tầng sinh môn chủ động thì cách sản phụ luôn lo lắng vết rạch sau đẻ thường có để lại sẹo không?
2. Vậy vết rạch sau đẻ thường có để lại sẹo không?
Vết rạch sau đẻ được các nữ hộ sinh thực hiện ở vị trí mô mềm nằm giữa âm đạo và hậu môn, chiều dài vết rạch thường 3-5cm. Vết rạch vừa thực hiện liền giúp âm đạo mẹ giãn nở nhanh chóng và trẻ chui ra ngoài dễ dàng.
Vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường có để lại sẹo hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp khâu thẩm mỹ để hạn chế tối đa việc để lại sẹo cho sản phụ sinh thường.
Trong khi khâu vết rạch sau đẻ, sản phụ được tiêm thuốc giảm đau. Chỉ khâu lớp niêm mạc và các cơ là chỉ tự tiêu nên sau 2-3 tuần sẽ tự tiêu.
Phương pháp khâu vết rạch sau đẻ thường thẩm mỹ nhưng cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chăm sóc hợp lý của sản phụ với giúp vết khâu lành nhanh và không để lại sẹo.
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Sản phụ sinh thường mong muốn vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng lành và không để lại sẹo cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ như sau:
- Sử dụng nước muối pha loãng, hoặc nước chè xanh, nước tinh khiết đun sôi,... pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, sau khi vệ sinh, lau khô bằng khăn mềm.
- Khi tắm hay rửa vết rạch khi đẻ đều phải nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Không được dùng máy sấy làm khô vùng kín.
- Sử dụng quần lót 1 lần thoải mái với eo cao để bảo vệ vùng kín
- Nên đi lại nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương nhanh hồi phục mặc dù khó khăn và đau đớn
- Sinh thường có vết rạch tầng sinh môn nên cần ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón.
Sinh thường thì vết khâu sẽ khỏi hoàn toàn chừng 2-3 tuần, cảm giác bình thường được phục hồi trở lại. Sau sinh, âm hộ có thể ra khí hư là điều bình thường và sau vài ngày là hết. Nếu có hiện tượng đau kéo dài có thể do khâu chỉ quá chặt hoặc nhiễm trùng nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra lại.
Khi vệ sinh vết rạch tầng sinh môn thì không tự ý dùng thuốc theo mách bảo, kinh nghiệm dân gian vì có những bài thuốc sai khoa học, gây ra những hậu quả khôn lường.
Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng các sản phụ đã biết vết rạch sau sinh thường có để lại sẹo không và cách chăm sóc vết thương. Hãy là sản phụ khỏe mạnh và vui vẻ để chăm sóc mình và con trẻ thật tốt.
Xem thêm:
Mẹ bầu nên biết những điều này để đẻ thường không đau
Mẹ bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý những gì?
3 địa chỉ vàng cho dịch vụ thai sản trọn gói tại Hà Nội
Những địa chỉ vàng sinh con không đau tại Hà Nội mà mẹ nên biết