Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Hầu hết các mẹ sinh thường đều phải thực hiện khâu tầng sinh môn để tái tạo lại niêm mạc da đã bị rạch để hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Chị em sẽ cần một khoảng thời gian vừa đủ để vết rạch có thể hồi phục và lành lặn. Vậy sau khi rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Hầu hết các mẹ sinh thường đều phải thực hiện khâu tầng sinh môn tái tạo lại niêm mạc da đã bị rạch để hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Chị em sẽ cần một khoảng thời gian vừa đủ để vết rạch có thể hồi phục và lành lặn. Vậy sau khi rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được? Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ giúp các chị em biết được cách chăm sóc tầng sinh hậu môn để có thời gian quan hệ sớm.
Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Vì được thực hiện trực tiếp trên bộ phận sinh dục nên chị em có nhiều thắc mắc và lo lắng cũng là điều dễ hiểu như sau bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn lành, bao lâu thì quan hệ được,...
Sau khi rạch tầng sinh môn, chị em sẽ cần thời gian 2-3 tuần để vết khâu ăn liền và hồi phục chức năng hoàn toàn trong 4-6 tuần để có thể quan hệ tình dục trở lại. Để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra an toàn và nhanh chóng, chị em cần lưu ý các điều sau:
- Không nên đi lại nhiều, lên xuống cầu thang, đi giày cao gót, vận động mạnh hay làm những việc nặng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
- Mặc đồ lót rộng, thoáng mát và chất liệu mềm mại.
- Khi đi tiểu tiện, đại tiện nên rửa lại bằng nước sạch.
- Bổ sung chế độ ăn đầy dinh dưỡng, tránh xa đồ cay nóng, chất kích thích, thuốc lá,...
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giải trí.
Trong tường hợp tầng sinh môn có những dấu hiệu lạ thường như: ngứa rát, căng cứng lâu ngày, mưng mủ, bục chỉ, lồi thịt, xuất huyết nhiều,... chị em nên nhanh chóng tìm tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng tầng sinh môn và có biện pháp xử lý ngay lập tức, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Tại sao chị em cần phải khâu tầng sinh môn?
Rất nhiều các bà mẹ cần phải khâu tầng sinh môn sau khi sinh, hoặc là do sinh mổ, hoặc do vết cắt tầng sinh môn, hoặc do bị rách khi rặn đẻ. Mặc dù, trước lúc sinh nở, âm đạo của phụ nữ mang thai sẽ tự động giãn ra theo sinh lý bình thường nhưng thực tế, nhiều trường hợp để tránh em bé bị ngạt và quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn và sẽ khâu lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chị em sẽ ít có khả năng phải khâu tầng sinh môn hơn nếu sinh dưới nước, tuy nhiên mỗi ca chuyển dạ và sinh con lại khác nhau nên không có kết luận nào là chắc chắn.
Khâu tầng sinh môn có đau không?
Trong khi khâu tầng sinh môn, chị em sẽ không cảm thấy quá đau vì lúc này thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn ảnh hưởng. Sau khi khâu tầng sinh môn, nếu chị em thấy cơn đau kéo dài, có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt. Lúc này tốt nhất chị em nên tới thăm khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lại vết khâu cũng như có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Chị em lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo hay kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Để vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng hồi phục và bảo đảm tốt về sức khỏe cho thai phụ thì việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều vô cùng quan trọng mà chị em nên lưu ý. Vì nếu chăm sóc khâu tầng sinh môn sau sinh không cẩn thận, khoa học có thể dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu, đau đớn hơn và khó điều trị. Sau đây là cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh, chị em cần lưu ý:
- Chị em phải giữ cho khu vực khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ khô ráo. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần/ngày sau đó, lau khô một cách nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và hãy thay băng thường xuyên.
- Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị buốt hoặt xót.
- Chị em nên sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót cotton thoải mái, thông thoáng.
- Nên ăn nhiều rau quả, trái cây, rau xanh nhiều chất xơ và và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp chị em giảm nguy cơ bị táo bón.
- Sau khi rạch tầng sinh môn việc đi lại trong thời gian đầu có thể khó khăn và đau đớn, nhưng chị em hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng vì điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
- Chị em hãy tập các bài tập cho đáy khung chậu càng thường xuyên càng tốt, vì việc này sẽ tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu và kích thích liền da.
- Chị em có thể thử chườm bằng đá cuốn trong tấm vải, nhưng chỉ nên chườm mỗi lần vài phút. Cách này giúp giảm sưng phồng nhưng nó cũng có thể làm giảm lượng máu đến vùng khâu nếu bạn chườm quá lâu.
- Bên cạnh đó, chị em lưu ý nên kiêng quan hệ sinh hoat vợ chồng trong khoảng 1 tháng cho đến khi vết khâu lành hẳn.
Xem thêm:
- Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?
- Vết rạch tầng sinh môn bị lồi