Quầng mắt thâm đen bệnh gì?

Quầng mắt thâm đen không chỉ là biểu hiện của tình trạng thiếu ngủ kéo dài mà còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy thâm quầng mắt là biểu hiện của bệnh gì, làm sao để khắc phục tình trạng thâm quầng mắt?

Quầng mắt thâm đen bệnh gì? Quầng mắt thâm đen bệnh gì?

Quầng mắt thâm đen không chỉ là biểu hiện của tình trạng thiếu ngủ kéo dài mà còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy thâm quầng mắt là biểu hiện của bệnh gì, làm sao để khắc phục tình trạng thâm quầng mắt?

Quầng mắt thâm đen là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh gan

Biểu hiện: Vùng da trên khuôn mặt, xung quanh mắt đều sẫm màu.

Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính, đặc biệt khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan mắt càng xuất hiện quầng thâm đen lâu. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt...

Suy thận

Biểu hiện: 2 mắt không có thần, xuất hiện quầng thâm đen.

Theo quan niệm y học truyền thống, quầng thâm đen do thận bị suy nhược gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, bị mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen.

vicare.vn-thuoc-tri-tham-quang-mat-emco-gia-bao-nhieu2

Bệnh dạ dày mãn tính

Thâm quầng mắt cũng là biểu hiện của bệnh dạ dày mãn tính.

Biểu hiện: Quầng thâm mắt có màu hơi sẫm, xuất hiện màu xanh dương nhạt, phạm vi xuất hiện khá rộng.

Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu chức năng tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài, dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm mắt sẽ càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm mắt.

Kinh nguyệt không đều

Biểu hiện: Xuất hiện quầng mắt thâm đen trong thời gian dài.

Đối với chị em phụ nữ, việc xuất hiện quầng thâm mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra.

Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Quầng mắt thâm đen cũng là biểu hiện bên ngoài của việc khí huyết không lưu thông trong cơ thể. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm mắt.

Vấn đề về mũi

Biểu hiện: Hắt xì nhiều khiến xuất hiện quầng mắt thâm đen.

Thâm quầng mắt cũng có liên quan đến các bệnh lúy về mũi. Nếu ngày nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Vì vậy, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện quầng thâm mắt.

vicare.vn-quang-mat-tham-den-benh-gi

Cách phòng tránh và điều trị quầng mắt thâm đen

Trị thâm quầng mắt do gan, mật:

Bắt đầu mỗi ngày mới bằng việc uống một ly nước chanh ấm.

Tránh ăn các chất béo không tốt như các loại thực phẩm chiên, bánh trái công nghiệp, bơ thực vật, thịt nguội...

Tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu.

Trước khi ngủ nên uống trà làm từ các loại thảo dược đắng như atisô, bồ công anh, cây kế sữa... Bạn cũng có thể dùng chúng dưới dạng thực phẩm chức năng.

Mỗi tối nên xoa dầu cây tầm xuân rosehip quanh mắt, nhẹ nhàng mát xa. Loại dầu này chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng trẻ hóa.

Giảm quầng thâm do bệnh thận:

Dùng túi trà xanh để đắp mắt cũng có thể làm giảm triệu chứng thâm quầng mắt. Có thể đặt túi trà đã dùng trong tủ lạnh trước khi đắp lên mắt.

Bạn cũng có thể đắp mắt bằng khoai tây sống hoặc dưa leo xắt lát.

Bảo đảm uống đủ nước mỗi ngày. Mỗi người cần uống khoảng 8 ly nước hằng ngày, tương đương 1,5 lít.

Nếu bị đau thắt lưng, bạn có thể chườm nóng chừng nửa tiếng trước khi ngủ.

Giảm quầng thâm các bệnh về mũi

Ngoài việc tích cực chữa bệnh viêm mũi, bạn cần tránh những nơi sương khói mù mịt, để tránh gây kích thích cho mũi. Đồng thời, không để không khí lạnh xâm nhập vào khí quản dẫn đến việc dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, tránh gây áp lực làm vỡ các mao mạch máu.

Giảm quầng mắt thâm do bệnh dạ dày mãn tính

Bệnh viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc chữa trị, quan trọng nhất là việc cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng ăn uống quá nhiều, quá no, cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích. Khi dạ dày ổn định, quầng thâm mắt sẽ tự biến mất.

Các phương pháp hiệu quả khác để chữa trị quầng thâm mắt

Sau khi rửa mặt sạch, trước khi thoa kem dưỡng nên dùng nước hoa hồng làm từ hương thảo, hoa hồng...

Chăm sóc đặc biệt cho vùng mắt bằng cách dùng kem chống nắng, kính râm.

Ngủ trên loại gối tốt vì chiều cao của gối có thể ngăn chặn tích nước trên vùng mặt.

Trong ngày, nên dành một ít thời gian tập bài lộn ngược đầu để giúp máu lưu thông đến vùng đầu.

Những thông tin trên đã giúp trả lời câu hỏi quầng mắt thâm đen bệnh gì, nếu chỉ là do mất ngủ, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên quầng mắt thâm đen xuất hiện ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Xem thêm :

  • Quầng thâm mắt có chữa được không?
  • Làm thế nào để điều trị quầng thâm mắt?
  • Cách trị bọng mắt quầng thâm tại nhà cho người hay thức khuya