Phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng
Hiện nay phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng đang được áp dụng ngày một rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về phương pháp này, vậy thì tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng là gì, được thực hiện như thế nào và những ai không nên thực hiện phương pháp này?
Phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng
Hiện nay phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng đang được áp dụng ngày một rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về phương pháp này, vậy thì tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng là gì, được thực hiện như thế nào và những ai không nên thực hiện phương pháp này?
Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng là gì?
Nội soi niệu quản ngược dòng để tán sỏi là một phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới với rất nhiều những ưu điểm như hiệu quả cao ở mọi vị trí, kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp, quá trình chăm sóc hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân sớm hồi phục hơn các phương pháp khác.
Tại Việt Nam, phương pháp trên đã được thực hiện từ đầu những năm 80. Tuy nhiên phải tới những năm đầu tiên của thế kỷ 21, kỹ thuật này mới thực sự được phát triển mạnh và giữ vai trò chính trong điều trị sỏi niệu quản, sỏi thận.
Về nguyên tắc, nội soi niệu quản ngược dòng để tán sỏi áp dụng được cho tất cả các loại sỏi niệu quản ở mọi vị trí và mọi kích thước. Trang thiết bị dụng cụ dùng trong kỹ thuật dùng trong phương pháp này bao gồm: ống soi niệu quản, đường dây dẫn đường, nguồn năng lượng tán sỏi (gồm: xung hơi, laser, siêu âm), dàn máy phẫu thuật nội soi, bộ nong niệu quản, rọ/kìm gắp sỏi, máy chụp X-quang C-arm, ống thông niệu quản các cỡ...
Phương pháp này được thực hiện thế nào?
Kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng để tán sỏi thận được thực hiện dưới sự vô cảm toàn thân (hay còn gọi là mê nội khí quản) hoặc là làm tê tuỷ sống.
Trước tiên, ống soi niệu quản sẽ được đưa từ niệu đạo vào bàng quang, người phẫu thuật viên quan sát hình ảnh trên màn hình để nội soi, xác định lỗ niệu quản bên trong có sỏi và luồn dây dẫn đường lên vùng niệu quản. Ống soi sau đó được đưa lên vùng niệu quản theo dây dẫn đường để tiếp cận viên sỏi. Một số trường hợp bị khó tiếp cận sỏi thì cần phải quan sát đồng thời cả màn hình nội soi và màn hình X-quang đã tăng sáng. Khi phẫu thuật viên đã quan sát được sỏi trên màn hình nội soi, sỏi sẽ từ từ được tán vụn bằng năng lượng LASER (dây laser đã được đưa vào để tán sỏi thông qua một đường ống rỗng ở bên trong ống soi niệu quản, gọi là kênh làm việc), hoặc là bằng que tán siêu âm, hoặc xung hơi. Sau khi viên sỏi đã vỡ vụn, các mảnh sỏi sẽ được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc là kìm gắp sỏi.Những ai không nên sử dụng phương pháp này?
Có một số trường hợp người bệnh không nên sử dụng phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng như:
Người bị bệnh sỏi thận đã điều trị bằng các phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc là bị chống chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể.
Sỏi thận trên có hẹp đường dẫn niệu trong thận như là: sỏi nằm trong túi thừa đài thận, đặc biệt là trong trường hợp sỏi nằm ở trong túi thừa đài trên, sỏi thận trên bệnh nhân có hẹp khúc nối ở bể thận niệu quản...
Những bệnh nhân là phi công, phụ nữ trẻ đang có dự định mang thai, bệnh nhân đang chuẩn bị ghép tạng...
Trên đây là một số thông tin về phương pháp tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp này từ đó tìm ra cho mình phương pháp điều trị bệnh phù hợp.