Phương pháp cho trẻ tập đứng an toàn
Môi trường, hoàn cảnh sống, cấu trúc gen, chế độ dinh dưỡng, tích cách của trẻ... là những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ dẫn đến việc trẻ có thể biết đứng sớm hay đứng muộn. Không quan trọng việc trẻ bắt đầu tập đứng khi nào mà là các mẹ nên giúp trẻ tập đứng an toàn như thế nào để trẻ phát triển toàn diện và vững chắc.
Phương pháp cho trẻ tập đứng an toàn
Để trẻ học được cách lật, cách bò, cách đứng đến khi trẻ bắt đầu biết đi là cả một quy trình dài và khó khăn cho các bậc phụ huynh. Để chia sẻ với các ông bố bà mẹ một phần khó khăn, vất vả này, HoiBenh xin chia sẻ tới các các mẹ những bài tập đứng an toàn cho trẻ.
Cách giúp mẹ cho trẻ tập đứng an toàn
Giai đoạn trẻ bắt đầu tập đứng không chỉ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ. Vui mừng khi được chứng kiến sự phát triển khỏe mạnh của con nhưng cũng có không ít các bậc phụ huynh lo lắng sợ rằng bé sẽ có thể bị thương trong giai đoạn này.
Thông thường, trẻ sơ sinh bước vào tháng thứ 8 đã có xuất hiện những dấu hiệu tập đứng. Cũng có trường hợp bé bắt đầu tập đứng chậm hơn, tuy nhiên vấn đề này cũng không quá nghiêm trong. Mỗi trẻ có những giai đoạn phát triển và tính cách khác nhau. Theo các nhà khoa học, trẻ có tính cách năng động, nghịch ngợm sẽ bắt đầu các giai đoạn tập đứng, tập đi sớm hơn so với trẻ có tính cách hiền lành, nhút nhát.
Để trẻ có thể tập đứng an toàn và nhanh hơn, các mẹ có thể cho trẻ tập đứng theo các bài tập sau:
Khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn 7 tháng tuổi, các mẹ hãy cho bé tập giúp trẻ học được cách tự đứng, tự bật dậy, nhấc mông lên khi đang ngồi. Cụ thể như: các mẹ nên dậy cho bé cách chống tay xuống sàn để nhấc được mông nhổm dậy. Để bé làm quen với động tác này dễ dàng, các mẹ nên lựa chọn cho trẻ những món đồ tạo ra các tiếng kêu, tiếng nhạc khi đập xuống mặt sàn để kích thích trẻ thực hiện động tác đơn giản này, khi đó tay cơ thể trẻ cũng được kích thích tự động nhấc người lên.
Trẻ được 8 tuổi có thể bắt đầu tập đứng an toàn bằng cách bám vào thành giường , thành bàn để bé tự đứng và mẹ có thể ngồi có phía sau để phòng tránh trường hợp bé bị ngã. Ngoài ra, khi bé đứng vịn vào thành bàn, bạn nên đặt trước mặt bé những món đồ chơi để trẻ dùng tay với đồ chơi như vậy trẻ sẽ nhanh học được cách đứng mà không cần bám vịn.
Một bài tập đứng an toàn khác cho bé là các mẹ hãy dạy cho bé cách học vỗ tay, vẫy tay, điều này sẽ giúp hỗ trợ cho trẻ học cách tập đứng. Các mẹ cũng nên khuyến khích để để trẻ tự bám tay thành thành giường, thành bàn để đứng dậy hoặc các mẹ cũng có thể để trẻ tự vịn vào người mẹ để đứng dậy.
Những lưu ý khi cho trẻ tập đứng an toàn
Trong quá trình trẻ tập đứng, những tổn thương có lẽ là điều khó có thể tránh được. Tuy nhiên, để hạn chế tối thiểu những tổn thương không đáng có và giúp trẻ tập đứng an toàn, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm sau đây:
Không nên cho trẻ tập đứng quá sớm vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ xương còn chưa hoàn thiện của trẻ. Trẻ dưới 8 tháng, cơ bắp chưa cứng cáp, xương chưa có độ đàn hồi nên nếu tập đứng sớm rất có thể gây biến dạng xương khiến chân bị vòng kiềng.
Mẹ nên dọn dẹp và cất tất cả các đồ vật sắc nhọn, không an toàn xung quanh khu vực cho trẻ tập đứng. Đặc biệt, các mẹ nên chú ý những chỗ như cạnh bàn, cạnh giường nhọn có thể gây mất an toàn cho trẻ.
Khi trẻ bị ngã, các mẹ nên tránh la hét, lớn tiếng vì điều này có thể khiến bé càng hoảng loạn hơn. Các mẹ nên bình tĩnh xử lý vết thương cho bé, nếu vết thương bị nổi cục nên dùng khăn lạnh hoặc đá chườm để làm tan cục máu đông. Nếu vết thương chảy máu, các mẹ dùng bông ý tế để cầm máu cho trẻ. Quan trọng là nên theo dõi, quan sát nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường sau khi ngã như: bất tỉnh, da tím tai, nhợt nhạt, co giật, mất thăng bằng, chảy máu mũi, máu tai... thì mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế.