Phương pháp chích áp xe vú như thế nào?
Áp xe vú là khi nhiễm trùng gây mủ trong các mô dưới da của vú. Vậy bệnh áp xe vú có nguy hiểm không? Chích áp xe vú như thế nào?...
Phương pháp chích áp xe vú như thế nào?
Áp xe vú là khi nhiễm trùng gây mủ trong các mô dưới da của vú. Chúng gây đau đớn và có thể có một nhiễm trùng xung quanh của da. Vậy bệnh áp xe vú có nguy hiểm không? Chính áp xe vú như thế nào?...
Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang giống túi chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm. Người bị áp xe vú thường do biến chứng của bệnh viêm vú, tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Viêm và áp xe vú là do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú, gây ra nhiễm khuẩn các ống dẫn sữa và các tuyến sữa. Vi khuẩn thường gây nhiễm trùng là Staphylococcus aureus.
Các trường hợp có thể bị áp xe vú
Áp xe vú là bệnh lý khá phổ biến, gặp nhiều nhất ở phụ nữ cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vú tạo điều kiện cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú.
Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân. Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm trùng vi khuẩn.
Nguyên nhân gây ra áp xe vú ở phụ nữ sau sinh
Áp xe vú do tắc sữa chủ yếu như sau: Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú; dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, có những trường hợp bất thường, trên dòng chảy vì lý do nào đó mà lòng ống dẫn hẹp, hoặc bít lại (có thể do chèn ép từ ngoài vào hoặc bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác và tạo ra các vòng xoắn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Những trường hợp sau khi sinh, bà mẹ không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú; hoặc cũng có thể do mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông. Sữa là môi trường giàu chất dinh dưỡng nên sau khi tắc sữa, vi khuẩn phát triển rất nhanh và hoá mủ.
Triệu chứng, nhận biết áp xe vú
Vùng vú bị áp xe lúc đầu sưng nóng, có màu đỏ, cứng và rất đau nhức kèm theo sốt và nổi hạch. Da vùng xung quanh có thể bị đỏ; chảy mủ từ áp xe; nách sưng; sưng hạch bạch huyết. Khi đã hoá mủ thì có vùng mềm (nếu mủ không được thoát ra ngoài sẽ đóng kén xung quanh và xơ hoá cứng.
Bệnh áp xe vú có nguy hiểm hay không?
Nếu 1 áp xe vú không được phát hiện, không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính, dễ tái phát và vùng này, các tuyến sữa bị tổn tương không còn chức năng tiết sữa nữa; thậm chí, có thể dẫn đến hoại tử. Lúc này, các biểu hiện đã đỡ: không sốt hay chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, không rõ ranh giới, không dính da, ít đau.
Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí biến chứng đe doạ tính mạng, chẳng hạn như: Nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể tử vong.
Phương pháp chích áp xe vú như thế nào?
Đối với các trường hợp có nhiều ổ áp xe, áp xe nằm sâu thì các biện pháp điều trị bao gồm chích rạch hoặc trổ chỗ vú bị áp-xe chảy dịch mủ ứ đọng. Các phương pháp này được gọi là một vết mổ dẫn lưu.
Những ổ áp-xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp-xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp-xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp-xe.
Phòng tránh áp xe vú
Bước đầu tiên trong điều trị áp xe vú là ngăn ngừa sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh đây cũng là cách phòng tránh áp xe vú. Phòng ngừa bao gồm duy trì tốt vệ sinh cá nhân với thường xuyên rửa tay, tắm rửa cơ thể bằng xà phòng và nước.
Đối với phụ nữ đang cho con bú thì điều quan trọng đó là giữ sạch núm vú trước và sau mỗi lần cho con bú, phát hiện ngay bất cứ triệu chứng của bệnh viêm vú hoặc áp xe vú.
Xem thông tin chi tiết về y tế, sức khỏe tại đây.