Phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin cúm tăng cường hệ thống miễn dịch
Bạn có biết phụ nữ trong thời kỳ mang thai tiêm vắc-xin cúm tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Đọc và tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết sau.
Phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin cúm tăng cường hệ thống miễn dịch
Phụ nữ mang thai rất dễ bị các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, sức khỏe thai nhi hoặc cả hai. Khám trước sinh, ăn uống thức ăn tốt cho sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng và tự chăm sóc bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Một nghiên cứu công bố gần đây trên tạp chí Nhi khoa khuyến cáo rằng tiêm vắc-xin cúm trong thời kì mang thai có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc cúm của trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời.
Vắc-xin cúm tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của một trẻ sơ sinh là không đủ mạnh để tiêm chủng ngừa lúc mới sinh, vì vậy chúng phải chờ đợi cho đến khi chúng ít nhất 8 tuần tuổi. Cho đến lúc đó, chúng phải dựa vào sự "miễn dịch thụ động", được thừa hưởng từ mẹ qua nhau thai, cái mà cung cấp cho đứa bé các kháng thể giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn và virus. Sự miễn dịch này, tuy nhiên, chỉ là tạm thời và bắt đầu giảm sau vài tuần hay tháng đầu tiên của cuộc đời.
"Trẻ không thể tiêm chủng trong vòng sáu tháng đầu tiên, vì vậy chúng phải dựa vào sự bảo vệ từ người khác để kháng lại cúm trong thời gian đó," Julie H. Shakib, tác giả nghiên cứu, trợ lý giáo sư nhi khoa cho biết, trong một tuyên bố.
Để bảo vệ chúng khỏi cúm, Shakib cho biết bà mẹ tương lai có nên chích ngừa cúm khi mang thai, cái mà sẽ cung cấp cho em bé của họ đầy đủ sự bảo vệ kéo dài lên đến sáu tháng tuổi.
Trong một nỗ lực để đánh giá hiệu quả của vắc-xin cúm khi mang thai, Shakib và các đồng nghiệp đã kiểm tra hơn 245.000 hồ sơ sức khỏe của phụ nữ mang thai và hơn 249.000 hồ sơ trẻ sơ sinh trong chính mùa cúm từ tháng 12 năm 2005 đến tháng năm 2014. Nhiều ca sinh giải thích lý do tại sao hồ sơ trẻ sơ sinh nặng hơn các hồ sơ của bà mẹ. Trong thời gian này, hơn 23.000 người phụ nữ nói rằng họ đã tiêm phòng trong thai kỳ, so sánh với hơn 222.000 người không.
"Khoảng 50% phụ nữ mang thai được báo cáo là tiêm chủng ngừa trong mùa cúm mới nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có được con số gần hơn với 100%," Shakib cho biết, so sánh chủng ngừa cúm từ các năm trước.
Những phát hiện này cho thấy có một sự tương phản hoàn toàn giữa các bà mẹ đã được tiêm chủng và những người không. giảm 70% trong các trường hợp cúm trong phòng thí nghiệm xác nhận và giảm 80% nhập viện liên quan đến cúm so với những người không được tiêm chủng. Trong số 658 trẻ được xác nhận có cúm, 638 trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ mà các bà mẹ không tiêm chủng ngừa. Hơn nữa, tổng số 151 trong 658 trẻ phải nhập viện, trong đó 148 được sinh ra từ các bà mẹ không được tiêm chủng. Điều này nhấn mạnh thực tế là khoảng 97% các trường hợp cúm trong phòng thí nghiệm xác nhận xảy ra ở trẻ có mẹ không được chủng ngừa chống lại bệnh trong khi mang thai.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm cách kiểm tra hồ sơ sức khỏe tỷ lệ mới mắc hô hấp virus hợp bào (RVS) - một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những tháng mùa đông - để xác nhận liệu những lợi ích ngừa cúm là một trùng hợp ngẫu nhiên hay không. Ở đây, vắc-xin không có bất kỳ ảnh hưởng đến tỷ lệ mới mắc RSV ở trẻ, cho thấy những lợi ích thấy ở trẻ sơ sinh là do vắc-xin cúm nhận được từ bà mẹ của chúng.
"Phụ nữ mang thai tiềm ẩn một nhóm có nguy cơ cao trong mùa và bùng phát dịch cúm và vì vậy nên được tiêm chủng", tiến sĩ Michael W. Varner, đồng tác giả của nghiên cứu, chuyên gia mẹ và thai nhi, và là giáo sư và phó chủ tịch cho các nghiên cứu tại Khoa sản và phụ sản cho biết.
Ông nhấn mạnh phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh cúm vì những thay đổi liên quan đến thai trong hệ miễn dịch, tim và phổi, làm cho họ dễ bị bệnh nặng do cúm, nhập viện, thậm chí tử vong.
Một nghiên cứu tương tự được công bố trên tờ American Journal of Obstetrics & Gynecology tìm thấy trẻ sơ sinh có mẹ được tiêm phòng cúm khi mang thai có khoảng 48% ít có khả năng phải nhập viện với bệnh cúm hơn trẻ sơ sinh có mẹ đã không được tiêm chủng.
Trẻ sơ sinh phải đối mặt với một nguy cơ đặc biệt cao mắc bệnh cúm vì hệ miễn dịch chưa trưởng thành của bé làm cho bé ít có khả năng chống lại virus. Vì vậy, các bậc cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình nên được tiêm phòng để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị cúm. Sau khi em bé lớn hơn sáu tháng tuổi, chúng cần tiêm phòng vắc-xin cúm mỗi năm, theo March of Dimes.
Trẻ bị cúm có thể biểu hiện triệu chứng khác nhau hơn so với những người ở các nhóm tuổi khác nhau. Trẻ có thể bị sốt cao và không có các triệu chứng khác, hoặc họ có thể có nôn mửa và tiêu chảy. Mắt đỏ hoặc đau tai là các triệu chứng cúm hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Quyết định tiêm chủng ngừa luôn phụ thuộc vào người mẹ và những gì người mẹ nghĩ là tốt nhất cho con mình.
Shakib nhấn mạnh rằng cô và đồng nghiệp của cô "thực sự hy vọng phụ nữ mang thai sẽ tiêm vắc-xin ngừa cúm."
Nguồn Medical Daily