Phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không?

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Nhiều người cho rằng ung thư vú không chỉ đe dọa đến tính mạng con người mà còn tước đi khả năng làm mẹ ở người bệnh. Vậy phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không?

Phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không? Phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không?

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính bắt nguồn từ sự tăng trưởng tế bào bất thường ở trong ống dẫn sữa của vú, sau đó chúng sẽ lây lan sang các mô vú khỏe mạnh, các hạch bạch huyết, hoặc có thể di căn tới các cơ quan khác ở xa trong cơ thể. Trung bình cứ 8 phụ nữ thì có 1 người có khả năng mắc bệnh ung thư vú.

Nguyên nhân gây ung thư vú

  • Rối loạn hormon: Theo đó thì phụ nữ có kinh nguyệt trễ (sau 12 tuổi), mãn kinh sớm (trước 55 tuổi), thai kỳ đủ tháng đầu tiên sau 18 tuổi giảm nguy cơ mắc ung thư vú đáng kể. Ngoài ra, phụ nữ uống estrogen trong khi có thai hay dùng thuốc tránh thai thường xuyên có khả năng mắc ung thư vú cao hơn người khác.
  • Chế độ ăn uống và thói quen sống: Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn uống có tác động đến khả năng mắc một số bệnh ung thư. Trong đó, người thường xuyên uống rượu với liều lượng cao có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Ngoài ra, các thói quen xấu như: thức khuya sử dụng điện thoại, ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày hay ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ngày, mặc áo ngực chật, thường xuyên căng thẳng... đều làm tăng khả năng mắc ung thư vú.
  • Ảnh hưởng tia xạ: Việc chiếu xạ vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là chiếu xạ để trị bệnh ung thư có liên quan đến vùng vú trước năm 30 tuổi, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
vicare.vn-phu-nu-co-tien-su-ung-thu-vu-co-thai-duoc-khong-body-1

Cách xác định ung thư vú

Bệnh nhân có thể tự phát hiện ung thư vú khi tự sờ thấy một khối u bất thường ở vú có đường kính từ 1-3cm nếu phát hiện sớm, không gây đau đớn, sau 4-6 tháng thì kích thước khối u tăng gấp 2 lần và xâm lấn vào da phía trên tạo thành hình ảnh da cam trên mặt khối u, sau đó gây loét hoặc hoại tử.

Để chẩn đoán ung thư vú, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu tiến hành 3 giai đoạn: Lâm sàng, chụp vú, sinh thiết vú. Các bác sĩ gọi đây là phương pháp “tam giác chẩn đoán”.

  • Lâm sàng: Bác sĩ lâm sàng sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân nhằm xác định kích thước khối u, tiến triển của khối u, xem núm vú, dịch vú, tìm hạch nách, hạch thượng đòn (xác định các thông tin như số lượng, độ rắn, mức độ di động, độ dính).
  • Chụp vú: Đây là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, có giá trị ngay cả khi chưa sờ thấy khối u trên lâm sàng. Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp x-quang vú hoặc chụp cộng hưởng từ. Các phương pháp này đều được ghi nhận là an toàn cho thai phụ.
  • Sinh thiết vú: Quyết định sinh thiết vú chỉ được tiến hành sau khi đã tiến hành các bước khám lâm sàng và chụp vú. Có hai phương pháp thường được áp dụng là: Sinh thiết lõi kim và Sinh thiết bằng kim nhỏ. Phương pháp sinh thiết bằng kim nhỏ được tiến hành bằng cách dùng một cây kim nhỏ và ống tiêm để lấy vài tế bào tuyến vú, sau đó đem đi phân tích dưới kính hiển vi quang học. Với phương pháp sinh thiết lõi kim, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô của tuyến vú bằng một cây kim có lõi rỗng rồi đem đi phân tích dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp này thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai hơn và được đánh giá là tin cậy hơn. Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp sinh thiết lõi kim, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy nhiều mô hơn.
vicare.vn-phu-nu-co-tien-su-ung-thu-vu-co-thai-duoc-khong-body-2

Phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không?

Nhiều bệnh nhân có tiền sử ung thư vú không dám có con vì họ lo ngại việc mang thai khiến thay đổi hormon trong cơ thể và đó là nguyên nhân khiến ung thư vú quay trở lại. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra việc mang thai khi đã từng mắc bệnh ung thư vú không làm ung thư tái phát hoặc làm phát sinh thêm khối u nào khác.

Cần lưu ý rằng các nghiên cứu này có thể đã chọn ra những phụ nữ mắc bệnh ở giai đoạn sớm và có khả năng chữa trị cao hơn. Vì vấn đề nằm ở chỗ, ung thư vú ở giai đoạn các tế bào ung thư đã phát triển mạnh và lan đến các hạch bạch huyết thường tái phát và di căn cao hơn so với giai đoạn các tế bào ung thư mới xuất hiện và phát triển ở mô vú, nhất là ở phụ nữ có thai.

Do vậy, để trả lời câu hỏi phụ nữ có tiền sử ung thư vú có thai được không, thì câu trả lời là có. Thậm chí kể cả khi bạn được chẩn đoán mắc ung thư vú ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Trường hợp của cô Maria Crider (sống tại Mỹ) là một minh chứng điển hình. Cô Crider đã trải qua quá trình điều trị để chiến đấu cho mạng sống của chính bản thân và đứa trẻ sắp chào đời. Trường hợp của cô ấy đã thắp nên niềm tin cho bao cặp vợ chồng khác khi quyết định có con dù người phụ nữ đang trong quá trình điều trị ung thư hay đã được chữa khỏi.

Nhưng để giữ an toàn cho bạn và thai nhi thì lời khuyên tốt nhất là bạn cần đến gặp bác sĩ để tư vấn bạn nên có thai vào thời điểm nào. Tư vấn của bác sĩ cần được cân nhắc kết hợp với các vấn đề khác như bạn còn tiếp nhận điều trị không, tình hình điều trị ung thư vú của bạn ra sao. Chẳng hạn, đối với những bệnh nhân trong thời kỳ tiền mãn kinh bị mắc ung thư vú sẽ được điều trị với thuốc tamoxifen trong khoảng 5 năm. Bởi vì thuốc này không tốt cho thai nhi nên bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên có thai cho đến khi kết thúc hoàn toàn việc điều trị.

Xem thêm:

  • Những thông tin từ A đến Z về bệnh ung thư vú ở phụ nữ
  • Các xét nghiệm di truyền khi chẩn đoán ung thư vú
  • Sờ thấy nách có hạch nhỏ như hạt đậu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư vú hay không?