Phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không?

Cà phê sữa là một thức uống khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ bởi nó không quá đắng như cà phê đen mà vẫn đem lại hiệu quả giúp tỉnh táo. Tuy nhiên, phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không và điều này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ? Hãy xem ngay giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây nhé.

Phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không? Phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không?

Cà phê sữa là một thức uống khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ bởi nó không quá đắng như cà phê đen mà vẫn đem lại hiệu quả giúp tỉnh táo. Tuy nhiên, phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không và điều này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ? Hãy xem ngay giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây nhé.

1. Phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không?

Nhiều người đắn đo không biết liệu khi có bầu uống cafe sữa được không vì đây là thức uống yêu thích của họ. Về lý thuyết, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, phụ nữ có thai uống cà phê sữa là điều không nên vì có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi trong bụng. Cụ thể:

Caffeine và sức khỏe của mẹ

Caffeine trên lý thuyết là một chất kích thích, vì thế sẽ làm cho mẹ mất ngủ và gây ra sự rối loạn nhịp tim, tạo cảm giác bứt rứt, bồn chồn và trạng thái lo lắng. Bên cạnh đó, Caffeine còn thúc đẩy bài tiết acid ở dạ dày và gây ra chứng ợ nóng - ợ chua vô cùng khó chịu. Cơ thể của mẹ nếu gặp phải các biến chứng này sẽ trở nên suy nhược trầm trọng. Không những vậy, uống quá nhiều Caffeine còn khiến mẹ bầu gặp tình trạng huyết áp cao, các nhánh phế quản giãn nở và dẫn đến nhiều rủi ro về hô hấp. Ở người bình thường, thời gian để đào thải Caffeine chỉ dao động từ 2 – 3 giờ, nhưng thời gian này ở phụ nữ có thai lại kéo dài hơn, phải mất từ 7 đến 10 giờ, khiến những tác động của Caffeine đối với mẹ thêm lớn. Bên cạnh Caffeine, trong cà phê còn 1 thành phần khác là Phenol sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt và canxi – những khoáng chất cực kỳ quan trọng trong thai kỳ của mẹ.

vicare.vn-phu-nu-co-thai-uong-ca-phe-sua-duoc-khong-body-1

Ảnh hưởng trầm trọng của Caffeine đối với thai nhi

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, phụ nữ có thai không nên uống cà phê sữa bởi caffeine nếu ở nồng độ cao cũng sẽ gây cho thai nhi nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi: caffeine thông qua mẹ sẽ tác động đến thai nhi và gây ra chứng tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, gan của thai nhi chưa hoàn chỉnh nên sẽ tích lũy caffeine trong thời gian rất dài.
  • Gây ra dị tật thai: một số bằng chứng cũng cho thấy nếu mẹ uống nhiều cà phê nói chung (dù là cà phê nguyên chất, cà phê hòa tan hay cà phê sữa) đều sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai.
  • Bệnh bạch cầu ở thai nhi: theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang American Journal of Obstetrics and Gynaecology, nguy cơ bệnh bạch cầu của thai nhi sẽ tăng thêm đến 20% nếu mẹ uống nhiều cà phê trong thời gian mang thai. Nếu uống nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày, nguy ơ này thậm chí tăng lên đến 60%.
  • Sảy thai: nhiều nghiên cứu đã có chung một kết luận rằng, caffeine hoàn toàn có thể gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu, sinh non. Nếu như phụ nữ mang thai tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffeine hàng ngày, nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao và thậm chí là gần 100% nếu như có kết hợp thêm với các chất kích thích khác như ma túy, rượu bia, thuốc lá.
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng: nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng caffeine sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng của bé, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng, khiến bé dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và thấp bé, nhẹ cân.

Tuy nhiên, những tác hại trên chỉ xảy ra khi mẹ uống quá nhiều cà phê mỗi ngày. Ngược lại, nếu như mẹ bầu uống cà phê sữa trong mức độ cho phép, sức khỏe của mẹ lẫn bé vẫn sẽ được đảm bảo. Các chuyên gia đều thống nhất rằng, mỗi ngày phụ nữ có thai chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 200 mg caffeine là tối đa.

Điều này có nghĩa là, với hàm lượng caffeine tương đối thấp có trong món cà phê sữa, việc uống khoảng 1 cốc 1 ngày là cho phép với mẹ. Nhưng nếu tăng thêm, hàm lượng caffeine đủ nhiều sẽ gây ra các rủi ro sức khỏe không đáng có. Chính vì thế, bạn vẫn nên hạn chế là tốt nhất.

2. Lựa chọn thức uống tối ưu thay thế cà phê sữa trong thai kỳ

vicare.vn-phu-nu-co-thai-uong-ca-phe-sua-duoc-khong-body-2
Nên uống trà thảo mộc thay cho cà phê

Trên thực tế, việc uống cà phê sữa trong mức cho phép tuy không gây ra ảnh hưởng gì, nhưng để chắc chắn cả bạn và bé đều có sự chăm sóc tối ưu, cần phải chọn ra loại thức uống khác có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn trong thời gian thai kỳ, ví dụ như:

  • Trà xanh/trà thảo mộc: các loại trà có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà xanh hay trà thảo mộc đều có lượng caffeine rất thấp và được các chuyên gia xác nhận an toàn cho mẹ.
  • Nước chanh: trong chanh hoàn toàn không có chứa caffeine nhưng vẫn làm giảm cơn khát và kích thích tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. Bên cạnh đó, nước chanh tươi còn thúc đẩy hoạt động tim mạch và hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe làn da của phụ nữ có thai
  • Sữa chua: đây là loại thực phẩm vừa thay thế được cà phê sữa, lại vừa bổ sung cho cơ thể của mẹ nguồn dưỡng chất đa dạng và phong phú, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Nước ép hoa quả: một nguồn thức uống tuyệt vời cung cấp rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như Sắt, Kali, Canxi, Acid Folic, Magie, vitamin K, vitamin A, vitamin C, kích thích vị giác và giảm nghén, hỗ trợ đường tiêu hóa cho mẹ.

Bài viết đã phần nào giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề phụ nữ có thai uống cà phê sữa được không cũng như những tác hại của caffeine đối với mẹ và bé. Vì thế, bạn nên chú ý cân nhắc khi uống loại thức uống này trong thời gian thai kỳ để đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?
  • cid folic, Canxi, Vitamin D, Sắt: 4 dưỡng chất đặc biệt quan trọng với bà bầu
  • Mẹ bầu mang thai 23 tuần nên ăn gì để tốt cho thai nhi?