Phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén?

Ốm nghén là một hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Thông thường nó chỉ gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi nhưng có một số trường hợp nó lại diễn ra khá nghiêm trọng, khó kiểm soát. Vậy phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ còn đang thắc mắc. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén? Phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén?

Ốm nghén là một hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Thông thường nó chỉ gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi nhưng có một số trường hợp nó lại diễn ra khá nghiêm trọng, khó kiểm soát. Vậy phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ còn đang thắc mắc. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Phụ nữ có thai mấy tháng thì nghén?

Thông thường khi mang thai triệu chứng ốm nghén sẽ diễn ra xuyên suốt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số người có thể sẽ có biểu hiện ốm nghén bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4- 6 khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Một số khác bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8- 12. Khoảng thời gian ốm nghén có thể dao động từ 1-2 tháng và tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian ốm nghén kết thúc sớm hay muộn.

Với một số phụ nữ có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Thông thường tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20. Đặc biệt ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai không hề bị ốm nghén. Tình trạng ốm nghén thường xảy ra ở hầu hết các phụ nữ khi mang thai lần đầu và càng giảm ở lần mang thai kế tiếp.

Hầu hết các trường hợp ốm nghén là bình thường. Trong một số trường hợp các chị em bị ốm nghén nghiêm trọng, kéo dài thì cần đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Nguyên nhân của ốm nghén là gì?

Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng lý do thực sự của hiện tượng ốm nghén này vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên các nhà khoa cho rằng do một số các lý do sau:

Do sự thay đổi nồng độ hormon trong 3 tháng đầu thai kỳ: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng dần khiến các cơ của hệ tiêu hóa giãn ra gây ra hiện tượng trào ngược thực quản khiến các bà bầu có cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó hormone này còn khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa nên các bà bầu hay bị đầy hơi, chướng bụng.

Do sự nhạy cảm của hệ thần kinh khi mang thai: Khi mang thai, hệ thần kinh của một số chị em khá nhạy cảm đặc biệt với các loại thực phẩm có mùi vị khó chịu, gây cảm giác buồn nôn.

Do trong thói quen ăn uống thất thường trong thời kỳ mang thai và lượng đường trong máu thấp.

Do yếu tố di truyền: Những người phụ nữ trong gia đình có người bị ốm nghén thì có khả năng bị ốm nghén cao hơn những người khác.

Ốm nghén có gây hại cho thai nhi không?

vicare.vn-phu-nu-co-thai-may-thang-thi-nghen-body-1

Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi vì khi ốm nghén các bà bầu phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm, qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thức ăn với một số loại thực phẩm không đảm bảo. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng những bà bầu bị ốm nghén chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ có tác dụng bảo vệ thai nhi, báo hiệu mọi thứ đều ổn định đối với thai nhi trong cơ thể. Do vậy những bà mẹ bị ốm nghén thường ít có nguy cơ bị sảy thai hơn.

Đặc biệt những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ ốm nghén trong thai kỳ có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ khác, ít có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, cân nặng và chiều dài tốt hơn.

Các bà bầu nên làm gì để giảm triệu chứng ốm nghén?

vicare.vn- />
            

            
                <figcaption class=
Tránh đồ ăn tái, sống

Để giảm các triệu chứng của ốm nghén, các bà bầu nên:

  • Tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu như thức ăn có mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống, rượu bia, các chất kích thích... Các bà bầu nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống một ly nước cam hoặc nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều, tập thể dục nhẹ khi mang thai để giúp lưu thông tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất đến bé tốt hơn, lựa chọn loại gối mềm mại để tạo cảm giác thoải mái nhất khi nghỉ ngơi, khi nằm ngủ, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông một cách tốt nhất.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng sẽ khiến tình trạng ốm nghén của mẹ ngày càng trầm trọng hơn.
  • Đối với những bà bầu bị ốm nghén nặng, không ăn uống được gì thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.

Như vậy qua bài viết trên các bạn đã biết được vào khoảng thời gian nào khi mang thai thì ốm nghén xuất hiện. Tuy nhiên với mỗi cơ thể khác nhau thì thời gian và mức độ nghén cũng khác nhau. Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì ốm nghén là dấu hiệu cho thấy sự phát triển tốt của thai nhi. Ngoài ra các bà mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp để giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén trong quá trình mang thai.

Xem thêm:

  • Ốm nghén và những điều mẹ bầu cần biết
  • Thai ngoài tử cung có bị nghén không?
  • Mang thai không nghén có tốt không?