Phụ nữ có quyền nói "CÓ" với tình dục

“Một số người cho rằng ngực to sẽ khiến phụ nữ ngốc nghếch. Nhưng thật ra, điều đó hoàn toàn ngược lại: một người phụ nữ có bộ ngực to sẽ khiến đàn ông ngốc nghếch.” Rita Rudner. Lời giới thiệu Người ta đều đồng ý rằng trong những vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, phụ nữ đều có quyền nói “KHÔNG”. Quyền nói “CÓ” của phụ nữ lại được đối xử mâu thuẫn hơn rất nhiều. Chuẩn...

Phụ nữ có quyền nói Phụ nữ có quyền nói "CÓ" với tình dục

“Một số người cho rằng ngực to sẽ khiến phụ nữ ngốc nghếch. Nhưng thật ra, điều đó hoàn toàn ngược lại: một người phụ nữ có bộ ngực to sẽ khiến đàn ông ngốc nghếch.” Rita Rudner.

Lời giới thiệu

Người ta đều đồng ý rằng trong những vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, phụ nữ đều có quyền nói “KHÔNG”. Quyền nói “CÓ” của phụ nữ lại được đối xử mâu thuẫn hơn rất nhiều. Chuẩn mực xã hội hiện nay đồng ý rằng phụ nữ có cái quyền nói “CÓ” một cách yếu ớt khi bắt đầu một mối quan hệ tình dục, và thực sự thì phụ nữ cũng thường làm như thế. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn thiếu đi cảm giác nói “CÓ” mạnh mẽ khi họ có quyền được thoải mái nâng cao và cải thiện đời sống tình dục của mình, bất kể về tần suất hay sự mãnh liệt mà họ mong chờ, hay về những suy nghĩ không trái với đạo đức, mà không cần phải chịu đựng bất cứ sự lên án nào của xã hội và tình cảm.

Một số trong những vấn đề cản trở cảm giác mạnh mẽ muốn nói “CÓ” trong quan hệ tình dục của phụ nữ liên quan đến sự đánh giá của xã hội, ví dụ, như cường độ quan hệ tình dục của phụ nữ, thứ mà có có thể hoặc nên nhận được cho đời sống tình dục của họ và xu hướng lựa chọn bạn tình của họ như thế nào. Dù quan điểm về những vấn đề này như thế nào, thì rõ ràng nó cũng thể hiện rằng quyền nói “CÓ” của đàn ông mạnh mẽ và được đánh giá cao hơn rất nhiều. Trở ngại chính ngăn cản phụ nữ nói “CÓ” một cách mạnh mẽ chính là thể diện và sự đánh giá của xã hội nếu họ thoải mái thể hiện mong muốn về tình dục theo cách họ muốn.

vicare.vn-phu-nu-co-quyen-noi-co-voi-tinh-duc-body-1

Trung tâm tình dục về tình dục ở nữ giới

Trong những bài viết sâu sắc của họ về tình dục, giới tính và luật phát, Shulamit Almog và Karrin-Carmit Yefet (2015, 2016) đã thôi thúc chúng ta bình thường hóa tình dục ở phụ nữ và giải thoát nó khỏi xiềng xích của sự sỉ nhục và xấu hổ. Cùng với lý thuyết luận điểm về nền kinh tế tình dục, họ miêu tả về hoạt động tình dục khác giới như chuyện xảy ra trên thị trường, nơi mà quan hệ tình dục là một nguồn cung cấp và tình dục nữ có giá trị lớn hơn tình dục nam rất nhiều. Theo quan điểm như vậy, nó sẽ rất hợp lý khi cho rằng phụ nữ có thể chuyển quyền sở hữu về tình dục của mình sang hình thức khác của trung tâm mang tính tượng trưng và vào trong sức mạnh của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng thực tế.

Họ cũng cho rằng xã hội hiện đại vẫn chưa khắc phục được quyền lực của chế độ gia trưởng, trên thực tế đã phát triển những chiến lược phức hợp về văn hóa và pháp lý để ngăn cản phụ nữ sử dụng nguồn tài nguyên tình dục để thỏa mãn mong muốn của họ.

Almog và Yefet cho rằng tư tưởng truyền thống thịnh hành này là “lớp vỏ bọc cho sự sỉ nhục” – sự sỉ nhục lớn nhất hướng vào gái mại dâm và sự sỉ nhục nhỏ nhất là vào chính những phụ nữ có gia đình, những người cư xử “đoan trang” như phụ nữ cần phải thế. Lớp vỏ này tạo thành một công cụ để lập chính sách hiện đại cho tình dục nữ; nó được xây dựng quanh việc phán xét của xã hội về sự liêm sỉ sẽ được gán cho bất cứ hoạt động tình dục nữ nào vượt quá ranh giới giới tính đã được định sẵn. Almog và Yefet nhấn mạnh sự cần thiết để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi tình dục nữ từ một phương diện nguy hiểm, đáng xấu hổ và yếu đuối sang một trạng thái tự chủ động, thực tế và có quyền lực. Họ cho rằng phụ nữ nên được quan hệ tình dục một cách tự do mà không bị giới hạn trong sự xấu hổ và làm nhục.

Almog và Yefet nhìn nhận tình dục như một nguồn tài nguyên giá trị của giới nữ trên một thị trường nơi mà đàn ông cung cấp cho phụ nữ những lợi ích phi tình dục để đổi lấy tình dục. Tuy nhiên, khi phụ nữ kiểm soát nguồn tài nguyên chính của thị trường tình dục, sự khiêu gợi của họ lại không được chuyển thành quyền lực chính trì và kinh tế. Ngoài ra, xã hội của chúng ta, bao gồm cả hệ thống Pháp luật, áp đặt vào phụ nữ những giá trị khác nhau của quan điểm xã hội về việc thể hiện sự ham muốn tình dục của họ. Cơ chế chính sách này, tuy bị giấu đi, nhưng vẫn ngăn cản phụ nữ thúc đẩy sự ham muốn của mình sang các quyền lực về kinh tế và xã hội khác, do đó cũng duy trì cho chế độ gia trưởng phát triển trong xã hội hiện đại.

Quan điểm này ngăn không cho phụ nữ nói “CÓ” một cách đàng hoàng và mạnh mẽ với tình dục. Điều này được thể hiện ở các vấn đề khác nhau, hai trong số những quan điểm đó mà tôi muốn nói chi tiết ở đây đó là: “Mức độ của tình dục nữ” và “Điều mà phụ nữ nhận được cho nhu cầu tình dục của mình”.

vicare.vn-phu-nu-co-quyen-noi-co-voi-tinh-duc-body-2

1. Mức độ của tình dục nữ

Mức độ của tình dục nữ ám chỉ đến số lượng của các hoạt động tình dục ở phụ nữ. Quan điểm văn hóa hiện nay luôn mâu thuẫn đối với các mức độ của tình dục nữ. Theo đó, sự khác biệt của Madonna-Whore hiện nay phân biệt rõ những mong muốn mâu thuẫn của đàn ông về việc vừa muốn người phụ nữ của họ đoan trang ngoan hiền, lại vừa muốn họ lẳng lơ như một con điếm rẻ tiền. Trong khi rất nhiều người đàn ông cảm thấy thỏa mãn khi quan hệ với một người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm về tình dục, thì hầu hết họ đều cảm thấy không thoải mái nếu vợ mình có kinh nghiệm như vậy. Tương tự như thế, để có thể được coi là một cô ‘gái ngoan’, phụ nữ thường có xu hướng giảm bớt đi số người đã ngủ cùng với họ, trong khi đàn ông thì thường phóng đại và gia tăng kinh nghiệm tình trường của mình. Thực vậy, trong văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta cũng có những quan điểm rất trái ngược về phụ nữ và đàn ông, những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác. Theo đó, nếu như từ ‘con đĩ’ được coi là một ‘từ ngữ xúc phạm những người phụ nữ có hành vi tình dục được coi là vô đạo đức’, thì đối với đàn ông, từ “ngựa giống” lại là từ để ca ngợi người đàn ông giỏi và quyến rũ trong quan hệ tình dục.” (Từ điển Macmillan).

Thêm một vấn đề nữa liên quan đến chuẩn mực xã hội đang định hướng mức độ “được cho phép” của quan hệ tình dục trong những trường hợp một trong hai hoặc cả hai người đều đã có gia đình. Quan điểm hiện hành giảm bớt đi trách nhiệm của đàn ông (vì, “dù sao, anh ta cũng là đàn ông”), trong khi lại chỉ trích nặng nề những người phụ nữ có hành vi tương tự (vì “đối với phụ nữ, tình dục nghiêm trọng hơn nhiều”). Quan điểm này thực sự bác bỏ quyền được hưởng thụ tình dục hoàn toàn vì cảm xúc của phụ nữ --- vì họ cho rằng phụ nữ quan hệ tình dục nghiêm túc hơn và thường chỉ quan hệ với người mà họ cho rằng là tình yêu của cả đời mình.

Dù có thể có chút khác biệt giữa tình dục ở đàn ông và phụ nữ, nhưng dường như những khác biệt này (hoặc ít ra là phần lớn những khác biệt này) không liên quan đến sự khác biệt giới tính trong phạm vi của tình dục. Trong thời điểm hiện nay, thật là giả tạo khi cho rằng những người phụ nữ chủ động trong tình dục thật đáng xấu hổ, trong khi những hành vi tương tự ở đàn ông lại được đề cao như sự ‘tích lũy kinh nghiệm’.

vicare.vn-phu-nu-co-quyen-noi-co-voi-tinh-duc-body-3

2. Những điều phụ nữ nhận được cho nhu cầu tình dục của mình

Quan điểm hiện hành về việc thỏa mãn ham muốn tình dục ở phụ nữ lại một lần nữa tỏ ra mâu thuẫn. Theo đó, những người phụ nữ bán tình lấy tiền được coi như gái điếm, trong khi những người phụ nữ sẵn sàng quan hệ tình dục miễn phí lại bị coi như ả đàn bà lẳng lơ rẻ tiền. Nên nhớ rằng việc thưởng cho một ai đó vì những hành động đáng khen ngợi vốn không có gì tiêu cực; giá trị của nó thường dựa trên từng hoàn cảnh nhất định. Do đó, trong thời gian hiện nay, công việc của mọi người đều kéo theo việc bán các dịch vụ của mình để kiếm tiền. Có thể lập luận rằng dịch vụ tình dục khác với các dịch vụ khác mà chúng ta kinh doanh, vì những thứ được mua bán đó không chỉ đơn thuần về thể xác mà còn cả một phần tinh thần nữa. Trong rất nhiều trường hợp, kinh doanh cơ thể người liên tục có thể thực sự rất có vấn đề, như trong rất nhiều trường hợp của thị trường mại dâm. Điều này, tuy rằng không hủy bỏ giá trị mà chúng ta nhận được cho quan hệ tình dục của mình. Phần thưởng không cần phải ở dạng vật chất, nhưng cũng có thể bộc lộ tư tưởng tích cực của bạn tình hoặc cải thiện toàn bộ bầu không khí của mối quan hệ. Hơn thế nữa, chúng ta cũng tương tác với bạn tình của mình, dù rằng có người không thực sự muốn tương tác và không thực sự thấy thích điều đó. Trong trường hợp này, dịch vụ tình dục không chỉ đơn thuần là cung cấp miễn phí mà còn liên quan đến việc trả tiền cho những hoạt động không mong muốn bằng cách đầu tư vào các nguồn lực như thời gian và công sức.

Có vẻ như vấn đề về việc nhận được thù lao cho dịch vụ tình dục hay cung cấp miễn phí không nên bị đưa ra để chỉ trích ham muốn tình dục của phụ nữ hay lên án nó, nếu chúng ta làm điều đó, hãy làm điều tương tự với đàn ông.

3. Tình dục ở phụ nữ và sự xấu hổ.

Almog và Yefet đề xuất chia phụ nữ theo từng cấp bậc của các hoạt động đáng xấu hổ theo tính chất, mức độ và hậu quả của những hành vi tình dục của họ. Về vấn đề này, chúng tôi có thể phân biệt ra ba loại có liên quan: (a) Mọi người cùng loại bỏ sự xấu hổ về ham muốn tình dục ở phụ nữ , (b) Giảm mức độ xấu hổ về ham muốn tình dục ở phụ nữ, và (c) cân bằng mức độ và bản chất của việc cảm thấy xấu hổ vì ham muốn tình dục ở phụ nữ với đàn ông. Nếu tôi tin rằng chúng ta nên phản đối ý kiến đầu tiên, thì chúng ta nên chấp nhận (cùng Almog và Yefet) hai ý kiến còn lại.

Tôi phản đối việc loại bỏ hoàn toàn sự xấu hổ của phụ nữ vì xấu hổ là cảm giác do trung tâm cảm xúc tạo ra khi chúng ta vi phạm một số giá trị thiết yếu nào đó. Loại bỏ sự xấu hổ chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến giá trị của chúng ta. Thật vậy, khi đề cập đến con người không có chút giá trị nào, chúng ta thường miêu tả về họ như một kiểu người không biết xấu hổ. Các hành vi tình dục cũng giống như hầu hết các hành vi khác của con người, thường không có giá trị trung lập; khi chúng ta vi phạm các giá trị, chúng ta nên cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Như vậy, loạn luân, một hành vi tình dục giữa hai người có quan hệ huyết thống gần gũi, như bố con chẳng hạn, nên bị coi là hành vi vi phạm giá trị đạo đức (đặc biệt là khi chúng liên quan đến trẻ vị thành niên) và người bố đó nên cảm thấy xấu hổ sau khi thực hiện một hành vi như vậy.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên cố gắng giảm bớt mức độ xấu hổ đối với tình dục nữ hiện giờ và cân bằng nó với những người đàn ông có hoàn cảnh và mối liên quan tương tự. Xác định tính chất của tình trạng liên quan cũng gắn liền với quan điểm khác biệt về tình dục ở từng giới.

với tình dục

4. Khác biệt giới tính có thể biện minh cho tiêu chuẩn kép?

“Người ta không sinh ra để làm phụ nữ, nhưng vẫn phải trở thành họ.” Simone de Beauvoir

Luận chứng về sự khác biệt trong quan điểm về tình dục ở nam giới và nữ giới có thể dựa trên sự khác biệt thực tế về giới tính sinh học hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những khác biệt đó được thu hẹp lại và trong một số trường hợp, nó còn nhỏ hơn những kiến thức thông thường được đưa ra.

Sau khi xem rất nhiều nghiên cứu liên quan đến sự khác biệt giới tính trong tình dục, Jennifer Peterson và Janet Hyde (2011) đã cho thấy phần lớn các khác biệt đều rất nhỏ và sự biến đổi về hành vi và quan điểm tình dục trong cùng giới lớn hơn sự biến đổi khác giới nhiều. Họ cảnh báo rằng phóng đại sự khác biệt về giới tính có thể dẫn đến những quan điểm sai lệch để phù hợp với vai trò giới hạn của giới tính trong việc thể hiện ham muốn tình dục của ai đó. Ví dụ, những người phụ nữ ham muốn mạnh mẽ có thể bị phê phán vì có nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục thoải mái. Ngược lại, những người đàn ông có nhu cầu tình dục thấp không phù hợp với các khuôn mẫu về văn hóa có thể bị coi là ít nam tính. Peterson và Hyde tiếp tục tranh luận về việc những người phụ nữ bị ức chế về tình dục có thể cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi quan hệ tình dục, sự ức chế này có thể dẫn đến rối loạn tình dục, bao gồm cả giảm ham muốn tình dục. Họ kết luận rằng thừa nhận tính tương đồng về giới tính trong tình dục là điều cần thiết để thách thức những tiêu chuẩn kép hiện hành đối với tình dục nữ và để đạt được sự bình đẳng trong việc thể hiện ham muốn tình dục.

5. Câu “CÓ” mạnh mẽ và đáng tôn trọng của phụ nữ.

Sự cần thiết phải thay đổi quan điểm lệch lạc về tình dục ở nữ giới, trong cả chuẩn mực đạo đức và pháp lý, là hiển nhiên. Trong khi mọi người thường chấp nhận rằng phụ nữ có quyền nói “KHÔNG” và thường cũng có quyền nói “CÓ” một cách yếu ớt, điều này thường chỉ đề cập đến những hành động ngầm được thực hiện khi bắt đầu các mối quan hệ. Điều này cần được nâng cao bằng việc công nhận quyền của phụ nữ đối với việc thể hiện mong muốn tình dục của họ một cách thoải mái, tự do, và định hình bản chất trong bất cứ tần suất hay cường độ nào mà họ muốn, hay cho bất cứ mục đích không phi đạo đức nào mà không bị đánh giá bởi quan điểm xã hội hay cảm xúc.

Theo: Aaron Ben-Zeév Ph.D.

(www.psychologytoday.com)