Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai không?
Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai không? Câu trả lời là còn tùy trường hợp. Với một số phụ nữ mắc các bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ thì có thể mang thai dưới sự theo dõi và chăm sóc của bác sĩ. Nhưng nếu bị tim bẩm sinh thể nặng, khó điều trị cần cân nhắc thật kỹ trước khi mang thai vì tỷ lệ chết và tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh thường cao hơn bình thường.
Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai không?
Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai không? Câu trả lời là còn tùy trường hợp. Với một số phụ nữ mắc các bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ thì có thể mang thai dưới sự theo dõi và chăm sóc của bác sĩ. Nhưng nếu bị tim bẩm sinh thể nặng, khó điều trị cần cân nhắc thật kỹ trước khi mang thai vì tỷ lệ chết và tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh thường cao hơn bình thường.
Phần lớn những bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mang thai là bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là thể trạng và sức khỏe của tim gặp vấn đề ngay khi mới sinh ra. Theo bác sĩ BS Carole Warnes thuộc Trung tâm tim mạch Mayo Clinic (Mỹ): “Phần lớn những bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mang thai là bệnh tim bẩm sinh”. Có hai trường hợp xảy ra đối với bệnh tim bẩm sinh ở phụ nữ mang thai:
- Bệnh tim bẩm sinh tái phát, do không được điều trị triệt để ngay từ nhỏ. Vì vậy, để tránh trường hợp này thì những người bị bệnh tim bẩm sinh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên với bác sĩ tim mạch.
- Bệnh tim bẩm sinh mới được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp này, nhiều người nghĩ rằng bị bệnh tim là do ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh nhưng khi đi khám mới biết đây là bệnh tim mà ngay từ khi sinh ra đã có, chẳng quá nó không được phát hiện mà thôi.
Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ khi mang thai thường mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch bao gồm: van động mạch chủ hai lá, cơ tim giãn, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim phì đại, thấp tim. Khi mắc các bệnh tim nói chung, trong đó có bệnh tim bẩm sinh, mẹ bầu thường rơi vào tình trạng: khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ngất xỉu, phù nề, chóng mặt, nhịp tim bất thường và nhận thấy mình mang thai vất vả hơn so với những người khác.
Ở thời kỳ mang thai, các bệnh liên quan đến tim dễ hình thành, tái phát và tiến triển nặng trong đó có tim bẩm sinh là do sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể, trọng lượng cơ thể tăng (thai nhi lớn dần, nước ối nhiều hơn), nhịp tim biến đổi, và cũng có thể do người mẹ gặp căng thẳng trong quá trình mang thai.
Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai không?
Câu trả lời là: Tùy từng trường hợp
Phụ nữ bị tim bẩm sinh hoàn toàn có thể mang thai và sinh con nếu được chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh hợp lý. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, các bác sĩ có thể can thiệp các dạng tim bẩm sinh từ thể nhẹ như thông liên nhĩ hay thông liên thất lỗ nhỏ, cho đến những thể nặng hơn như tứ chứng Fallot đã sửa chữa, tim một thất đã làm phẫu thuật Fontan, hay bệnh nhân có van tim nhân tạo để giúp quá trình mang thai của mẹ thuận lợi hơn. Hơn nữa, nếu được điều trị tim bẩm sinh trước khi mang thai mà không có dị tật thì tỉ lệ em bé sinh ra bị tim bẩm sinh là 4 – 6%.
Bên cạnh đó, với một số mẹ bị các vấn đề tim bẩm sinh sau đây thì không nên mang thai:
- Mẹ bầu bị tăng áp lực động mạch phổi, đặc biệt là có hội chứng Eisenmenger: tỷ lệ chết ở thai nhi là 30%.
- Phụ nữ bị chức năng tim giảm với chỉ số È <30% (phân suất tống máu thất trái) thì khả năng chịu đựng sự gia tăng thể tích dịch ối trong cơ thể kém trong quá trình mang thai.
- Phụ nữ có van tim nhân tạo vẫn có thể mang thai nhưng việc điều trị, theo dõi và chăm sóc trong suốt thai kỳ khá khó khăn, thường được điều trị ở các trung tâm tim mạch lớn. Hơn nữa, mẹ bầu uống thuốc kháng đông để tránh sự đào thải của cơ thể còn làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
- Các bệnh tim khác: giãn mạch chủ (ví dụ, hội chứng Marfan), van động mạch chủ hai lá van, cùng các bệnh lý động mạch chủ đi kèm. Nếu động mạch chủ giãn > 45mm, có nguy cơ bóc tách hoặc vỡ động mạch chủ trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai trong những trường hợp này rất nguy hiểm.
Phụ nữ bị tim bẩm sinh nên làm gì để mang thai an toàn?
Trước khi mang thai, các chị em phụ nữ nói chung, đặc biệt là các chị em phụ nữ bị tim bẩm sinh nên đi khám sức khỏe để được phát hiện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tim bẩm sinh đối với cả mẹ và thai nhi. Đây là yếu tố then chốt giúp chị em có một thai kỳ yên tâm hơn ngay cả khi mình bị tim bẩm sinh.
Đánh giá sức khỏe của người phụ nữ thông qua khám lâm sàng, siêu âm và đánh giá khả năng gắng sức trong thời kỳ mang thai, đánh giá thai xem liệu thai nhi có thể phát triển bình thường trong tử cung không? Sau đó, bác sĩ sẽ chia sẻ về những nguy cơ có thể sẽ xuất hiện khi mang thai, và sau khi sinh em bé để mang thai, sản phụ cần theo dõi ở đâu với hình thức như thế nào.
Thai nhi: Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ thai nhi bị tim bẩm sinh, đánh giá các bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng từ mẹ, xác định thời gian theo dõi và siêu âm thai để phát hiện bệnh lý về tim (nếu có).
Xem thêm:
- Nguy hiểm từ dị tật tim bẩm sinh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh
- Tim bẩm sinh và những điều cần biết
- Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không?