Phòng tránh thai hiệu quả mà không cần dùng bao cao su?
Hiện nay, các biện pháp phòng tránh thai ở nam giới vẫn dừng lại ở hai sự lựa chọn: dùng bao cao su hoặc triệt sản. Gần đây, một nghiên cứu mới được công bố đã mở ra một chân trời mới cho việc kiểm soát sinh sản bằng biện pháp sau.
Phòng tránh thai hiệu quả mà không cần dùng bao cao su?
Hiện nay, khi nhắc tới vấn đề phòng tránh thai, phụ nữ có rất nhiều sự lựa chọn. Việc tránh thai ở phụ nữ có thể là thuốc, đặt vòng, và cấy ghép hormon thì được dùng rộng rãi hơn cả cho việc phòng tránh thai. Trong khi đó, các cách tránh thai ở nam giới vẫn dừng lại ở hai sự lựa chọn: dùng bao cao su hoặc triệt sản. Một nghiên cứu gần đây của Tạp chí Nội tuyến học & Sự chuyển hóa tìm ra rằng, việc tiêm thuốc phòng tránh thai có thể mở một chân trời mới trong việc phòng tránh thai ngoài ý muốn.
Trong một báo cáo, tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Mario Philip Reyes Festin của Hiệp hội Y tế Thế giới ở Geneva đã nói: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc tiêm hormon phòng tránh thai cho nam giới có thể làm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn ở người phụ nữ mà anh ta quan hệ cùng.”
Những năm qua, đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát triển các phương thức phòng tránh thai ở nam giới. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều phương pháp, bao gồm cả thuốc, và tiêm thuốc, sử dụng các hormon tổng hợp để tạm thời ngăn cản ảnh hưởng của testosterone, khiến cho tinh hoàn dừng lại việc sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, điều này dẫn tới một vấn đề khá là khó khăn khi mà nam giới lại thường xuyên sản xuất tinh trùng; ít nhất là 1,500 con tinh trùng trong một giây, làm cho việc ngăn cản tinh trùng gặp trứng là một thử thách lớn.
Các thử nghiệm cần đạt hiệu quả phòng tránh thai cho nam giới mà không làm giảm lượng testosterone tới mức gây nên các tác dụng phụ khác, ví dụ như giảm ham muốn tình dục. Các nhà nghiên cứu của Học viện Guttmacher tin rằng, việc tiêm thuốc tránh thai nam giới có thể là một phương thức khả quan.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử nghiệm phương thức phòng tránh thai này một cách an toàn và hiệu quả trên 320 người đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi 18 đến 45. Những người tham gia đều đang trong các mối quan hệ một vợ một chồng với những phụ nữ từ 18-38 tuổi ít nhất 1 năm. Những người tham gia là nam đều được kiểm tra để chắc chắn rằng họ có lượng tinh trùng khỏe mạnh khi bắt đầu nghiên cứu.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tiêm 200mg hormone progestogen được gọi là Norethisterone Enanthate (NET_EN) và 1,000mg hormone nam được gọi là Testosterone Undecanoate (TU) trong khoảng 26 tuần trở lên để làm giảm lượng tinh trùng của họ. Hai liều được tiêm vào mỗi 8 tuần; những người tham gia cung cấp mẫu tinh dịch sau 8 và 12 tuần, và cứ sau mỗi 2 tuần, họ lại phải đạt được các tiêu chí nhất định để tham gia các bước tiếp theo. Các cặp đôi được hướng dẫn để sử dụng các phương pháp phòng tránh thai khác.
.
Các cặp đôi chỉ được yêu cầu thử nghiệm dựa trên kết quả việc tiêm, khi mà số lượng tinh trùng ở người nam ít hơn 1 triệu/ml trong hai lần kiểm tra liên tục. Để quá trình này có hiệu quả, người đàn ông vẫn tiếp tục nhận các liều thuốc tiêm mỗi 8 tuần trong trong 56 tuần trở lên, và sau đó cung cấp mẫu tinh dịch mỗi 8 tuần để chắc chắn rằng lượng tinh trùng của họ vẫn ở mức thấp. Sau mỗi lần tiêm, người nam giới sẽ được theo dõi để xem lượng tinh trùng của họ trở lại ban đầu nhanh ra sao.
Các kết quả chỉ ra rằng, tiêm hormone đã có hiệu quả trong việc làm giảm lượng tinh trùng xuống còn khoảng 1 triệu con/ml trong vòng 24 tuần ở 274 người tham gia. Phương pháp này cũng có hiệu quả ở gần 96% người sử dụng. Chỉ có 4 trường hợp mang thai khi mà nam giới sử dụng phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, dựa vào tỷ lệ của các tác dụng phụ, đặc biệt là chứng trầm cảm và bất ổn tinh thần, các nhà nghiên cứu đã dừng việc tuyển thêm người tình nguyện tham gia. Trong số 1,491 báo cáo các trường hợp có biểu hiện xấu, có gần 39% trường hợp không có liên quan gì đến phương pháp này. Bao gồm cả một trường hợp chết vì tự tử, cũng không liên quan đến việc tiêm thuốc.
Trong khi đó, các tác dụng phụ của phương pháp này bao gồm: đau vì các mũi tiêm, đau cơ, tăng ham muốn tình dục và mụn trứng cá. Hai mươi người đàn ông đã rút lui khỏi nghiên cứu bởi các tác dụng phụ. Mặc dù có các tác dụng ngoài ý muốn, nhưng vẫn có hơn 75% người tham gia nói rằng, họ sẵn sàng sử dụng phương pháp tránh thai này cho tới cuối cuộc thử nghiệm.
Reyes Festin nói: “Mặc dù các mũi tiêm đã có hiệu qủa trong việc giảm tỷ lệ mang thai, nhưng việc kết hợp các loại hormone vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn để đảm bảo sự cân bằng giữa tính hiệu quả và sự an toàn.”
Vậy, phương pháp này có tốt hơn dùng thuốc không?
Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Wolverhmapton đã tìm ra một phương thức tổng hợp mới, có khả năng ngăn cản hoạt động của các protein kích hoạt tinh trùng bơi. Nếu tinh trùng không thể bơi, thì trứng cũng không thể thụ thai được. Phương pháp này sẽ làm cho nam giới vô sinh tạm thời, kéo dài khoảng vài ngày. Tuy nhiên, không giống như dùng thuốc, cần một tuần để có tác dụng, phương pháp này chỉ mất có vài tiếng hoặc vài phút để có thể hoạt động.
Đội ngũ nghiên cứu sẽ bắt đầu thử nghiệm trên động vật trong hai cho tới ba năm tiếp theo. Nếu thành công, sản phẩm sẽ được bán trên thị trường dưới dạng thuốc viên, hoặc thậm chí là dạng nước xịt mũi vào năm 2021.
Trong tương lai gần. có thể nam giới sẽ có thêm sự lựa chọn trong việc kiểm soát sinh đẻ, nếu họ thích dùng thuốc hoặc là tiêm.
Nguồn: Medical Daily