Phòng tránh bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và đổ ghèn vàng liên tục, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc bé kỹ càng và đúng cách trong giai đoạn này, thì bé rất dễ bị mắc bệnh viêm kết mạc mắt ngay trong thời gian đầu mới sinh.

Phòng tránh bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh Phòng tránh bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Chính vì vậy, để bảo vệ cho bé yêu có đôi mắt khỏe, đẹp, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức phòng bệnh cho con nhé!

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc

Do vi trùng

- Vi trùng gây bệnh lậu (Neisseria gonorrhoea), trùng roi (chlamydia trachomatis), bé bị mắc phải khi sinh do bị lây qau đường sinh dục của mẹ. Trong đó vi trùng gây bệnh lậu là nguyên nhân nguy hiểm vì nó sẽ khiến bé bị mù mắt sau này nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời.

- Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus trachomatis: Bé bị mắc phải từ đường sinh dục của mẹ khi sinh hoặc từ người chăm sóc. Đây là nguyên nhân thường gặp nhưng nó chỉ gây giảm thị lực chứ không gây mù mắt của bé.

Do hóa chất

Thường xảy ra sau khi nhỏ nitrat bạc – thuốc giúp ngừa nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Bệnh sẽ thuyên giảm 1-2 ngày sau khi ngưng nhỏ nitrat bạc.

vicare.vn-phong-tranh-benh-viem-ket-mac-o-tre-so-sinh-body-1

Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Ngay trong 1-2 ngày đầu sau sinh, trẻ có biểu hiện: hai mi mắt sưng nề, đỏ, trường hợp nặng mi sưng nhiều làm trẻ khó mở mắt hoặc không mở được mắt; mắt đỏ rực; chảy nhiều nước mắt, kèm theo ghèn (dử mắt), nặng hơn mủ nhiều,... Thường bị cả hai mắt, ít khi một mắt trước sau đó lan sang mắt kia.

Đối với viêm kết mạc do lậu rất nguy hiểm với các triệu chứng là sưng mi mắt, đỏ mắt, chảy mủ mắt lượng nhiều,... nếu không điều trị ngay có thể gây loét giác mạc, để lại sẹo, dẫn đến mù lòa.

Điều trị cho trẻ sơ sinh khi bị viêm kết mạc

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh cần phải điều trị dứt điểm ngay bằng thuốc kháng sinh dạng tiêm, dung dịch, mỡ; rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Các dung dịch, mỡ kháng sinh có thể tham khảo như: tobrex, loxone, tetracyclin, gentamycine... chỉ được sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé lên tuyến chuyên khoa cao hơn để tìm ra nguyên nhân điều trị dứt điểm.

- Người tra thuốc mắt cho trẻ cần rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Vệ sinh, tra thuốc, nhỏ thuốc mắt cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh gây xước da, niêm mạc mắt trẻ.

- Lau, rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý 4-6 lần/ngày.

- Tra các dung dịch, mỡ kháng sinh như tra 4-6 lần/ngày (10 lần/ngày với trường hợp nặng)

Cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

- Cần theo dõi sức khỏe của bé thật kỹ càng và cẩn thận để nhanh chóng phát hiện những bất thường nhằm có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

- Thường xuyên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng tẩm nước muối sinh lý hoặc bằng khăn riêng, khăn này phải được xử lý qua nước đun sôi để nguội, đảm bảo khâu vệ sinh chặt chẽ.

- Bố mẹ hay bất kỳ ai chạm tay vào bé đều phải rửa tay bằng xà bông tiệt trùng, dịu nhẹ trước và sau khi chăm sóc bé.

- Khi phát hiện bé có dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với bác sỹ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với bé. Đồng thời theo dõi quá trình điều trị cẩn thận.

- Bé yêu vừa mới chào đời, bạn nên để bé ở bệnh viện 7-10 ngày để các bác sĩ theo dõi sức khỏe của bé hàng ngày nhằm nhanh chóng phát hiện dấu hiệu của bệnh và chữa trị.

vicare.vn-phong-tranh-benh-viem-ket-mac-o-tre-so-sinh-body-2

- Khi nhỏ thuốc nitrat bạc bạn cần thực hiện đúng cách, cụ thể:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, tiệt trùng.
  • Dùng gạc tẩm nước muối lau sạch mắt bé từ khóe trong ra khóe mắt ngoài và tuyệt đối không lau theo chiều ngược lại để bảo vệ tuyến lệ và mắt còn lại không bị nhiễm.
  • Dùng ngón tay trỏ của bàn tay không thuận đặt ngay dưới mắt bị nhiễm, kéo da của vùng mí mắt xuống rồi tiến hành nhỏ thuốc.
  • Nếu bạn dùng thuốc nước: Giữ lọ thuốc ách mắt ít nhất là 1 cm, nhỏ 1 giọt thuốc vào ngoài mi mắt dưới, ấn giữ để thuốc không bị trào ra ngoài.
  • Nếu bạn dùng thuốc mỡ: Nặn thuốc lên mi mắt dưới, tra từ trong ra ngoài.
  • Sau khi nhỏ thuốc, lau phần thuốc bị trào ra khỏi mắt bằng gạc tiệt trùng.

Trên đây là những lưu ý về nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, giúp bạn có được kinh nghiệm và cách chăm sóc cho bé yêu có một đôi mắt khỏe đẹp và hạn chế nguy cơ bé bị viêm kết mạt mắt, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.