Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ ra sao?
Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm nhiễm, dị ứng và đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp trên. Các mẹ cần có những biện pháp chăm sóc cơ thể bé đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để bé không bị bệnh viêm đường hô hấp trên. Sau đây HoiBenh sẽ đưa ra một số cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ để các mẹ tham khảo.
Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ ra sao?
Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm nhiễm, dị ứng và đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp trên. Các mẹ cần có những biện pháp chăm sóc cơ thể bé đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để bé không bị bệnh viêm đường hô hấp trên. Sau đây HoiBenh sẽ đưa ra một số cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ để các mẹ tham khảo và áp dụng cho con em mình.
1. Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm đường hô hấp trên là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vì đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bệnh không quá nguy hiểm song điều đáng lo là dễ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Đường hô hấp trên gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Có thể thấy đây là những cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí, có chức năng chủ yếu là sàng lọc, sưởi ấm không khí để đưa vào phổi. Chính vì vậy, các bộ phận này rất nhạy cảm bởi các yếu tố của môi trường xung quanh và dễ gây viêm nhiễm cho cơ thể con người.
Một điểm đáng lưu ý đó là bệnh viêm đường hô hấp thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông thời tiết lạnh và mùa hanh khô. Thời điểm này trùng với mùa của bệnh hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi. Như vậy, các bậc phụ huynh đặc biệt vào những mùa này cần phải chú ý tới trẻ nhỏ nhiều hơn để bé có sức đề kháng tốt chống lại được các căn bệnh trên.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ là do các virus: liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm...
Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
3. Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản....với triệu chứng dể nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi.
Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà biểu hiện sốt ở bệnh viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39 độ C trở lên, đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi.
Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần
4. Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do virus gây bệnh nên tất cả những cách điều trị chỉ là điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên. Một số thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ nhằm đẩy lùi vi khuẩn và bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng nhưng sẽ có tái lại khi cơ thể bệnh nhân yếu không có sức đề kháng lại vi khuẩn bên ngoài.
Như vậy, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó với bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ đó là:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đang bị viêm nhiễm đường hô hấp để tránh tình trạng lây lan.
- Giữ vệ sịnh sạch sẽ nhất là đôi bàn tay luôn phải rửa bằng xà phòng trước khi ăn uống để loại trừ virus khỏi bàn tay. Như vậy virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh trong cơ thể trẻ.
- Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.
- Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao.
- Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa ...
HoiBenh chia sẻ những cách phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên đây, tuy đơn giản nhưng lại giúp trẻ phòng tránh tốt với những bệnh thuộc về hệ hô hấp và có sức khỏe tốt hơn. Các mẹ hãy quan tâm và chăm sóc trẻ nhỏ thật cẩn thận, nhất là khi thời tiết chuyển mùa để đảm bảo trẻ khỏe mạnh và phát triển an toàn nhất.