Phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Bệnh nhiễm trùng máu có thể dân tới những biến chứng nguy hiểm về máu và viêm não hoặc viêm màng não ở trẻ nhỏ. Điều đáng nói là làm sao để phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh mới là điều mà các mẹ quan tâm. HoiBenh sẽ giúp chị em tìm hiểu rõ hơn về điều này.

Phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết Phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Có thể nói, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường máu của trẻ và sẽ phát triển trong đó, gây nên những căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nếu như bố mẹ không biết cách phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh, không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nhiễm trùng máu có thể xảy ra ở trẻ trước hoặc sau khi sinh được 1 đến 2 tuần.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này nhưng nguyên nhân chính vẫn cứ là do không vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Còn với trường hợp bị nhiễm trùng máu khi sinh có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong màng ối, sau đó sẽ nhiễm vào bào thai hoặc truyền đến thai nhi qua nước ối, thai nhi nuốt phải nên dẫn tới viêm phổi hoặc viêm dạ dày, sau đó biến chứng thành nhiễm trùng màu. Trong quá trình sinh nở, khi việc khử trùng các dụng cụ không được đảm bảo sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu của trẻ cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh nhiễm trùng máu.

vicare.vn-phong-ngua-nhiem-trung-mau-cho-tre-so-sinh-ma-me-nen-biet-body-1

Nếu trẻ bị nhiễm trùng máu sau khi sinh thì đó là do vi khuẩn đã xâm nhập vào trong máu qua niêm mạc da, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường hô hấp hoặc khi dây rốn chưa lành. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Những triệu chứng cho thấy trẻ bị nhiễm trùng máu

Khi trẻ sơ sinh có những triệu chứng như dưới đây thì khi đó có thể trẻ đã bị nhiễm trùng máu:

- Trẻ bỗng sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống dưới 35 độ C.

- Khi trẻ không có sức nuốt hoặc nuốt yếu, trẻ không muốn uống sữa.

- Trẻ phản ứng chậm với tiếng động, tiếng khóc trở nên yếu.

- Trẻ ngủ li bì kéo dài nhiều ngày.

- Nhịp tim, nhịp thở của trẻ nhanh hoặc chậm bất thường.

- Da của trẻ có màu vàng hoặc tím tái, màu xám hoặc xanh xao.

- Trẻ có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ như: bị nôn, tiêu chảy, bị trướng bụng...

Mẹ cần biết rằng, sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn vào trong máu của trẻ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Một trong số đó phải kể tới bệnh viêm màng não mũ, căn bệnh cực nguy hiểm đối với trẻ.

vicare.vn-phong-ngua-nhiem-trung-mau-cho-tre-so-sinh-ma-me-nen-biet-body-1

Nên phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách ngăn chặn chắc chắn nhất là ngay từ khi mẹ mang thai, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của thai kỳ và thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, mẹ cũng cần khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm bị khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công trẻ qua đường máu.

Trong vài tuần đầu sau khi sinh, mẹ cũng nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh. Thường thì những biểu hiện bên ngoài của bệnh sẽ khiến cho mẹ dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống của bé từ bào thai ra bên ngoài. Việc phát hiện và phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu
  • Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh nhiễm trùng nước ối