Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu ở trẻ

Là một trong những căn bệnh phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh bạch hầu gây ra không ít các ca tử vong ở trẻ. Vấn đề phòng chống bệnh bạch hầu luôn cần được đẩy mạnh và duy trì trên mọi phương diện từ xã hội, nhà trường đến gia đình và các bậc phụ huynh.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu ở trẻ Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu ở trẻ

Bệnh bạch hầu là gì?

Được biết đến như một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bạch hầu do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria gây ra. Tình trạng nhiễm khuẩn thường diễn ra ở tuyến hạnh nhân, thanh quản, niêm mạc mũi, hầu họng. Trong đó, bệnh bạch hầu phổ biến có 4 thể lâm sàng: bạch hầu thanh quản, bạch hầu họng, bạch hầu mũi và bạch hầu ác tính. Bạch hầu họng thể thông thường chiếm đa số với tỷ lệ 70% người mắc bệnh.

Đối tượng dễ mắc bạch hầu là trẻ em dưới 15 tuổi chưa được miễn dịch đầy đủ. Bệnh thường phát triển thành dịch vào những tháng lạnh ở vùng có khí hậu ôn đới, tuy nhiên ở các khu vực có mật độ dân số cao cũng là nơi dễ hình thành ổ dịch.

Tại Việt Nam, bệnh bạch hầu xuất hiện nhiều vào tháng 8, 9, 10 hàng năm. Người mắc bạch hầu khi đã chữa khỏi bệnh sẽ không mắc lại lần hai vì cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại trực khuẩn bạch hầu.

Dấu hiệu và mức độ lây lan của bệnh bạch hầu ở trẻ

vicare.vn-phong-ngua-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-bach-hau-o-tre-body-1
Không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh bạch hầu

Bạch hầu ở trẻ em thường có triệu chứng như một đợt cảm lạnh bình thường. Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm khuẩn thường kéo dài 2 – 5 ngày hoặc lâu hơn.

  • Trẻ sẽ cảm thấy đau và sưng họng gây khó khăn khi nuốt, viêm amidan, viêm thanh quản.
  • Trẻ mới chớm bệnh còn có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, sốt nhẹ.
  • Da trẻ xanh, sờ thấy nổi hạch ở dưới hàm, vùng cổ sưng tấy.
  • Lớp giả mạc màu trắng ngà, đen hoặc xám thường đi kèm với các hiện tượng trên. Các giả mạc này hay ở mặt sau hoặc hai bên thành họng và có đặc tính dai, dính, dễ chảy máu khi bóc tách. Nếu không điều trị sớm thì chúng có thể khiến trẻ ngạt thở.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, tình trạng sốt cao sẽ không còn, thay vào đó sẽ sẽ có dấu hiệu sưng to ở cổ, khó thở, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim, liệt.

Bệnh bạch hầu có mức độ nguy hiểm cao do chúng rất dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ những tổn thương niêm mạc mũi họng của người bệnh. Các trực khuẩn bạch hầu tồn tại trong không khí do ho, hắt hơi sẽ tấn công người chưa mắc bệnh.

Do đó, những nơi có dân cư đông và điều kiện vệ sinh không đảm bảo rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bạch hầu lây lan. Nguồn sữa tươi cũng có thể là con đường lây bệnh. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai nếu bị bạch hầu thì nguy cơ truyền nhiễm sang thai nhi rất cao.

Bệnh bạch hầu gây biến chứng nguy hiểm như thế nào cho trẻ

Đối với trẻ em, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và cả sự phát triển sau này. Dựa vào thể bạch hầu trẻ mắc phải, thể trạng, phương pháp điều trị, thời gian phát hiện bệnh mà trẻ sẽ đối diện với những biến chứng khác nhau.

  • Khi các độc tố bạch hầu xâm nhập vào đường máu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn thân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có thể lên đến 20% bởi sức đề kháng kém.
  • Những biến chứng về tim mạch như viêm cơ tim luôn là mối đe dọa lớn đối với trẻ. Trẻ có biểu hiện tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, đường thở tắc nghẽn. Nếu không mở đường thở do rối loạn dẫn truyền có thể gây ngưng tim và tử vong. Bạch hầu ở thể ác tính có biến chứng nặng nhất với hơn một nửa bệnh nhân tử vong mặc dù đã được can thiệp, điều trị. Mức độ nhiễm độc của trẻ ồ ạt như sốt cao, huyết áp tụt, mạch nhanh và tím tái.
  • Bên cạnh viêm cơ tim thì hệ thần kinh luôn nằm trong những biến chứng nổi bật của bệnh bạch hầu. Trẻ có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 4 và số 10 của sọ, đi kèm với việc nhìn mờ, nói giọng mũi, khó nuốt. Các trung tâm vận mạch bị thoái hóa và lớp cơ động mạch bị liệt làm tăng khả năng suy tim, trụy mạch. Viêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện muộn sau những tổn thương cục bộ gây nên hiện tượng liệt toàn thể, liệt dây thần kinh hoành, viêm gan và viêm dạ dày.
  • Một số ít trường hợp do sự tấn công của trực khuẩn bạch hầu mà trẻ bị hoại tử ống thận cấp, về lâu dài dẫn đến suy thận. Bên cạnh đó bệnh lý viêm phổi, viêm nội tâm mạc cũng được ghi nhận như biến chứng của bệnh bạch hầu.

Tiêm chủng là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Cho tới thời điểm hiện tại thì tiêm chủng là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và an toàn nhất dành cho trẻ. Đối với chủng ngừa vắc xin bạch hầu, trẻ hay được tiêm kết hợp cùng một số loại bệnh khác. Trong đó phổ biến nhất là:

  • Vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván
  • Vắc xin 5 trong 1 (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do HIB)
  • Vắc xin 6 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn HIB).

Tùy thuộc vào chương trình tiêm chủng mở rộng mà bố mẹ nên đưa trẻ trong độ tuổi đi chích ngừa.

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi phải tiêm đủ 4 mũi: 3 mũi đầu cách nhau 30 ngày và mũi còn lại cách 1 năm.
  • Sau 7 năm nên tiêm nhắc lại và cứ cách 10 năm lại tiêm lại một lần nữa.

Sau khi tiêm ngừa trẻ có thể gặp vài biểu hiện như sốt, khó chịu, quấy khóc tại chỗ tiêm những sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Nếu trẻ sốt cao cần theo dõi nhiệt độ và đưa trẻ đến bác sĩ nếu không hạ nhiệt và kéo dài.

vicare.vn-phong-ngua-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-bach-hau-o-tre-body-2
Tiêm ngừa là cách bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi, đi học về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên che miệng khi hắt hơi và ho, hạn chế tiếp xúc người mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh. Giữ gìn vệ sinh thân thể mỗi ngày, rửa mũi họng đúng cách để hạn chế vi khuẩn bạch hầu tấn công.
  • Trẻ cần được cho ra ngoài vận động, khuyến khích chạy nhảy để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Môi trường ở nhà, lớp học cần đảm bảo đủ thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng. Thường xuyên diệt khuẩn bằng thuốc sát trùng để hạn chế tối đa việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc ở lớp học có trẻ bị bạch hầu, trẻ cần phải được cách ly và điều trị sớm tại bệnh viện để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bên ngoài.
  • Khi chuyển mùa, nhất là vào mùa đông, bố mẹ cần giữ ấm và vệ sinh cổ họng cho trẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ để nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để trẻ có thể trạng khỏe mạnh, phát triển tốt, chống lại bệnh tật.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng chống
  • Con đường lây lan của bệnh bạch hầu bạn cần biết