Phát triển trí tuệ cho trẻ từ lúc sơ sinh, cha mẹ nên làm gì?

Giai đoạn bé từ 0 đến 6 tuổi là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của bé. Ở giai đoạn này, não bộ của bé đang dần hoàn thiện và phát triển rất nhanh chóng. Bởi vậy, nếu muốn con thông minh, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống cũng như rèn luyện các kĩ năng cho trẻ ngay từ khi lọt lòng.

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ lúc sơ sinh, cha mẹ nên làm gì? Phát triển trí tuệ cho trẻ từ lúc sơ sinh, cha mẹ nên làm gì?

Giai đoạn bé từ 0 đến 6 tuổi là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của bé. Ở giai đoạn này, não bộ của bé đang dần hoàn thiện và phát triển rất nhanh chóng. Bởi vậy, nếu muốn con thông minh, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống cũng như rèn luyện các kĩ năng cho trẻ ngay từ khi lọt lòng.

Có thể nói, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi vậy, để phát triển trí tuệ cho trẻ từ lúc sơ sinh, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ và nắm rõ những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ như sau:

- 0-6 tháng tuổi: Bé có những bước phát triển vượt bậc về thị giác và thính giác

- 6- 12 tháng tuổi: Bé phát triển vượt bậc về ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, bé có thể phát ra nhiều âm thanh, ghi nhớ và bắt chước người lớn.

- 1-3 tuổi: Bé phát triển vượt bậc về nhận thức. Từ 18 tháng tuổi trở đi, bé đã bắt đầu ghi nhớ, tập trung, tò mò và có khả năng tư duy đơn giản.

- 3-6 tuổi: Bé phát triển vượt bậc về giao tiếp và cảm xúc. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ để bé có thể phát triền sự tự tin, hình thành những nhân cách như quyết đoán, độc lập, đoàn kết, biết cảm thông, giúp đỡ người khác.

Việc phát triển trí tuệ cho trẻ không phải là một công việc ngắn ngày mà đó là cả một quá trình. Trên thực tế, bộ não của bé ngay từ lúc sơ sinh đã có hàng chục tỉ tế bào thần kinh. Từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ hỗ trợ sự phát triển trí tuệ cho bé. Một trong những cách giáo dục tốt nhất cho bé chính là học qua trò chơi. Những trò chơi của cha mẹ với bé không đơn thuần chỉ là để giải trí, lấp đầy thời gian mà còn là điều kiện giúp trẻ có điều kiện phát triển cơ thể, trí tuệ, kĩ năng...
vicare.vn-phat-trien-tri-tue-cho-tre-tu-luc-so-sinh-cha-me-nen-lam-gi-body-1

Về vấn đề này, HoiBenh sẽ gợi ý cho phụ huynh một số trò chơi và cách chơi đơn giản giúp phát triển trí tuệ cho bé từ lúc sơ sinh qua từng giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thai nhi (0 tuổi)

Giáo dục cho con ngay từ khi con còn trong bụng mẹ là một phương pháp dạy con tuyệt vời. Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên mẹ mang thai cho đến ngày con chào đời. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có khả năng tiếp nhận và có những phản ứng nhất định với những tác động từ bên ngoài. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên thường xuyên nghe nhạc, hát hoặc đọc sách, truyện cho con nghe, nói chuyện với con hay đơn giản là đi bộ nhẹ nhàng...

Mẹ có thể cùng con chơi trò đạp bụng. Khi thai nhi được năm tháng sẽ có hiện tượng đạp bụng mẹ lần đầu tiên. Lúc đó, mẹ nên vỗ nhẹ hoặc xoa vào vùng bụng bé đạp rồi đợi bé tiếp tục đạp lần tiếp theo. Chờ đến khi bé đạp tiếp, mẹ nên thay đổi vị trí vỗ để dẫn dắt cho thai nhi vận động, bé sẽ đạp ở vị trí mới.

2. Giai đoạn bé từ sơ sinh đến 3 tháng đầu

Ở giai đoạn này, bé đã có những phản xạ tự nhiên. Bé có thể nhìn những vật ở khoảng cách gần, có thể hóng chuyện người lớn, “trò chuyện” với cha mẹ bằng ánh mắt.

Một số dạng trò chơi cha mẹ có thể áp dụng với bé như sau:

- Cha mẹ có thể chơi với bàn tay và ngón tay của bé

- Nắn bóp, mát xa tay chân, cơ thể cho bé

- Cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé.

- Nói chuyện, cười đùa với bé khi bé thức và hát ru cho bé ngủ.
vicare.vn-phat-trien-tri-tue-cho-tre-tu-luc-so-sinh-cha-me-nen-lam-gi-body-2

3. Giai đoạn bé từ 3 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ thường thức nhiều hơn vào ban ngày. Bé đã bắt đầu điều khiển được bàn tay của mình và ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Bé sẽ ngày càng tập trung cao độ và rất thích tham gia các trò chơi. Bởi vậy, cha mẹ nên sử dụng những đồ chơi nhiều màu sắc, phát ra tiếng động và để trong tầm tay với của trẻ để bé có thể với tay lấy.

Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể kích thích thị giác của bé bằng cách di chuyển từ từ những đồ chơi trước mắt bé. Một số loại đồ chơi cha mẹ có thể lựa chọn cho thích hợp như: lục lạc, xúc xắc, lật đật...phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý của bé, kích thích khả năng quan sát và khám phá của trẻ.

4. Giai đoạn bé từ 6 đến 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé đã có thể lẫy, lật người một cách dễ dàng. Khi bé được khoảng 7 tháng tuổi, bé sẽ biết bò, ngồi và tập đứng, tập đi, khả năng cầm nắm đồ vật của trẻ ngày một tốt hơn.

Một số dạng trò chơi mà cha mẹ có thể áp dụng đó là: Vỗ tay, cho bé chơi với bóng, tìm kiếm đồ vật, cho bé soi gương... Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên đọc sách, hát cho bé nghe, dạy bé tập đứng, tập đi...