Phát hiện những loại bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho
Các bé bị ho lâu và những cơn ho kéo dài một cách dai dẳng khiến mẹ rất lo lắng không biết bé bị bệnh gì mà thời gian ho lâu như vậy. Mẹ có thể phân biệt được những loại bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho.
Phát hiện những loại bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho
Các bé bị ho lâu và những cơn ho kéo dài một cách dai dẳng khiến mẹ rất lo lắng không biết bé bị bệnh gì mà thời gian ho lâu như vậy. Mẹ có thể phân biệt được những loại bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho. Nếu trẻ nhà bạn bị ho quá lâu kèm theo những triệu chứng khác đi kèm, hãy quan sát trẻ để có những điều trị kịp thời.
Trẻ mắc bệnh hen suyễn
Bạn hãy lắng nghe những tiếng ho của trẻ: nếu con bạn ho kéo dài, những cơn ho dai dẳng và có cả những tiếng rít khẽ, khò khè khi trẻ thở, cơn ho kéo dài 10 ngày vẫn chưa dứt và có chiều hướng xấu đi vào ban đêm, những lúc thay đổi thời tiết, bé có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh hoặc lông động vật hay khói bụi thì khi đó rất có thể bé nhà bạn đã mắc bệnh hen suyễn. Bạn cần phát hiện bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho để có những can thiệp kịp thời.
Bé bị viêm tiểu phế quản
Nếu cơn ho của bé xuất hiện cả đờm, khòe khè và hơi thở nhanh, nông và trẻ thở rất khó khăn cùng các biểu hiện khác như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt thở trong 1 tuần, sau đó bé bị sốt, rồi ngủ lịm đi thì bé đã bị viêm tiểu phế quản. Nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do bé đã bị nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi, thường gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào chính là nguyên nhân khiến bé mắc phải căn bệnh này. Thời điểm bé hay mắc viêm tiểu phế quản là vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
Lúc này mẹ cần phát hiện bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho và đưa trẻ tới các cơ sở y tế để trẻ được các bác sĩ kê những loại thuốc phù hợp. Mẹ có thể đặt máy phun sương trong phòng ngủ của trẻ, điều này giúp trẻ dễ long đờm trong cổ họng và đảm bảo rằng lượng nước trẻ uống luôn được cung cấp đủ.
Trẻ bị cảm lạnh
Nếu những cơn ho của trẻ có đờm, trẻ bị sặc nước bọt, hơi thở không khô, trẻ thở khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm cộng thêm những biểu hiện khác như hắt hơi, sổ mũi, có khi trẻ còn bị sốt nhẹ thì đây chính là những biểu hiện cho thấy trẻ đã bị cảm lạnh. Mẹ hãy giữ mũi của trẻ luôn sạch và thông thoáng khi bé mắc những triệu chứng trên. Mẹ có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ, tham khảo những loại thuốc khác công hiệu hơn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì rất có thể trẻ đã mắc những căn bệnh nặng hơn như hen suyễn.Trẻ bị viêm tắc thanh quản
Mẹ nên lắng nghe để phát hiện bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho. Nếu trẻ ho mà tiếng ho khô khốc, có âm thanh chát tai, những tiếng ho viêm tắc thanh quản rất khác với những tiếng ho khác nên mẹ có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng này. Trẻ sẽ đỡ hơn vào ban ngày và tệ hơn vào ban đêm khi mắc căn bệnh này. Trong những trường hợp bệnh nặng, trẻ còn có thể bị tím tái, hơi thở gấp, có tiếng the thé khi trẻ hít vào.
Mẹ hãy đưa trẻ vào phòng tắm ướt trong 5 phút. Độ ẩm sẽ giúp bé long đờm và hạn chế những cơn ho của bé. Bạn có thể ủ ấm cho bé vào ban đêm khi bé ngủ nhưng không nên đóng kín các cửa, hãy để không khí vào trong phòng để bé có thể thở và đường hô hấp của bé sẽ đỡ bị sưng hơn. Nếu bé có những biểu hiện xấu hơn, hãy gọi bác sĩ ngay để có những biện pháp điều trị phù hợp.