Phản xạ ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh – Có đáng lo ngại?

Phản xạ ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh là điều rất bình thường, sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ đến tháng tuổi thứ 2 hoặc thứ 3

Phản xạ ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh – Có đáng lo ngại? Phản xạ ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh – Có đáng lo ngại?

Giật mình là phản xạ rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến bố mẹ nhất thời lo lắng. Vậy đây có phải là một hiện tượng bệnh lý ở trẻ sơ sinh không? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ giật mình

Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, tương tự như phản xạ tìm vú, phản xạ bú, phản xạ Babinski...

Phản xạ giật mình của trẻ thường diễn ra theo quy trình sau: Trẻ căng người, hai tay giơ bật lên, xòe ra ngoài, các ngón tay cũng xòe ra, đầu gối trẻ hơi có lên và kéo cánh tay và bàn tay đã nắm lại về sát người. Phản xạ này thường chỉ diễn ra trong vài giây nhưng có thể là nguyên nhân khiến bé thức giấc và quấy khóc về đêm.

Tiếng ồn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ngủ bị giật mình. Do trẻ vốn quen với môi trường yên tĩnh trong bụng mẹ, do đó, khi mới tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng động xung quanh, trẻ nhất thời sẽ không quen. Và giật mình như một phản xạ tự nhiên của cơ thể trước những thay đổi này.

vicare.vn_phan-xa-ngu-giat-minh-o-tre-so-sinh-co-dang-lo-ngai-body-1

Ngủ giật mình có thể khiến trẻ thức giấc và quấy khóc

2. Cách khắc phục ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh

  • Để trẻ sơ sinh ngủ trong môi trường ít tiếng ồn nhất có thể. Đặc biệt, không nên để thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trong phòng ngủ của trẻ.
  • Nên tắt đèn để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Nên rèn cho bé cách tự ru mình ngủ như sau: Mẹ bế và ru bé ngủ nhưng khi bé bắt đầu có dấu hiệu lim dim mắt thì đặt bé xuống nôi hoặc giường để bé tự ngủ. Cha mẹ không nên để trẻ ngủ trên tay rồi mới chuyển qua nôi hoặc giường, bởi sẽ dễ khiến bé bị giật mình và tỉnh dậy đột ngột, quấy khóc. Sau khi đặt bé xuống nôi hoặc giường, mẹ cũng nên giữ tay bé để bé không giật mình, không run.
  • Quấn khăn cho bé để tạo cảm giác an toàn: Nên chọn khăn bông mềm và thoáng để quấn cho bé khi bé ngủ.
  • Khi hạ bé từ tay xuống nôi hoặc giường mẹ cần thực hiện từ từ, không làm nhanh vì bé sẽ có cảm giác bị rơi, giật mình. Cũng nên ôm sát bé trong lòng khi từ từ đặt bé.
  • Tăng cường cho bé tự vận động: Những vận động nhẹ nhàng như: giữ bé ngồi trong lòng (tập phản xạ đầu và cổ cho bé), đặt bé nằm sấp để bé tự điều chỉnh đầu và cổ... sẽ góp phần giúp bé tự kiểm soát hoạt động dần dần, hạn chế giật mình khi ngủ

3. Ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ giật mình do bệnh lý. Cha mẹ nên để ý và theo dõi để có biện pháp kịp thời

  • Trẻ ngủ giật mình do thiếu Canxi: Trong trường hợp này, trẻ có thể sẽ có 1 số dấu hiệu đi kèm như chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn hoặc ra mồ hôi trộm. Thiếu Canxi có thể liên quan đến bệnh còi xương vì vậy cha mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị sớm.
  • Viêm họng: Viêm họng khiến cổ họng trẻ sơ sinh đau, rát, ngứa và khó chịu cũng là nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trong trường hợp này, bên cạnh triệu chứng giật mình, trẻ còn hay khóc đêm, vặn ưỡn mình khi ngủ và có những biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp đi kèm.
  • Ngoài ra, nóng bức, côn trùng có độc cắn, thiếu kẽm, viêm tai giữa, nhiễm giun kim hoặc bệnh viêm não cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình.

vicare.vn_phan-xa-ngu-giat-minh-o-tre-so-sinh-co-dang-lo-ngai-body-2

Quấn khăn bông mềm cho trẻ khi ngủ để trẻ hạn chế giật mình

. Vì vậy các mẹ hoàn toàn không phải lo lắng về việc đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp nghi giật mình khi ngủ do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám Nhi khoa sớm để không ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.

>>> Xem thêm: Những phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc