Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em

Việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc bệnh. Bài viết của HoiBenh sau đây sẽ giúp bạn đọc thấy được sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi.

Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em

Triệu chứng chung

Biểu hiện của 2 bệnh này là trẻ bị sốt và nổi ban đỏ. Tuy nhiên, các trường hợp sốt phát ban bình thường ở trẻ hầu như không gây ra biến chứng nặng, không tạo thành dịch bệnh, còn sởi là một dạng “phát ban” nguy hiểm nếu để xảy ra biến chứng ở trẻ và có thể dẫn đến tử vong.

Sốt phát ban và sởi thường gặp trong thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi.

Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Sự khác biệt rõ nhất giữa sốt phát ban và bệnh sởi là vào giai đoạn phát ban. Phát ban do sởi có những biểu hiện khác biệt hẳn so với phát ban ở trẻ bị sốt phát ban thông thường.

vicare.vn-phan-biet-sot-phat-ban-va-benh-soi-o-tre-em-body-1

Sốt phát ban thông thường

Sau khi sốt 1 đến 2 ngày trẻ sẽ bị phát ban, ban mọc không theo trình tự nào là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt phát ban nhẹ không cần đi bệnh viện, chỉ cần chăm sóc chu đáo như tăng cường chế độ dinh dưỡng, điều trị hạ sốt, bổ sung nhiều nước, giữ môi trường sống sạch sẽ, ... là trẻ có thể tự khỏi bệnh sau vài ngày.

Trường hợp nặng trẻ bị sốt cao trên 40 độ, nằm li bì, mất nhận thức mới cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị và thông thường rất ít khi xảy ra.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2-3 ngày sau trẻ sẽ bị phát ban.

Phát ban bắt đầu ở mặt: Với những mảng đỏ nổi lên, bắt đầu ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai, có thể dần lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân, giữa các ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6 mm. Sau đó sẽ nhạt dần và mất hết.

Ban sởi là dạng ban sẩn nổi gồ lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Trẻ thường bị viêm kết mạc kèm theo (có dấu hiệu mắt bị đỏ) và có nhiều nốt đỏ ở niêm mạc miệng.

Sởi do virus gây nên và là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh sởi có thể gây tử vong nếu dẫn đến biến chứng viêm phổi cấp. Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường tấn công vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Hay gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Người lớn rất ít mắc bệnh vì đã bị mắc từ bé. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người từ nhỏ chưa tiếp xúc với virus sởi và chưa được tiêm ngừa sởi.

vicare.vn-phan-biet-sot-phat-ban-va-benh-soi-o-tre-em-body-2

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh sốt phát ban

- Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ sốt từ 38 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10 ­- 15mg/kg cân nặng, 4 ­- 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

- Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong...

- Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa... Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

- Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: Tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

- Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để cho trẻ nhập viện kịp thời: Trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.

Điều trị bệnh sởi

Chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng cách chăm sóc:

- Hạ sốt: thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol).

- Nếu trẻ có các triệu chứng ho hay sổ mũi thì cũng áp dụng như cách trị ho, sổ mũi cho con cũng như cách trị cúm thông thường

- Kháng sinh chỉ dùng khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm nặng ngoài da ở các vùng da phát ban, hay khi trẻ bị viêm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản – phổi.

Hy vọng rằng những thông tin mà HoiBenh cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc và các bậc phụ huynh để hiểu rõ hơn sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em.