Phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là hai bệnh có triệu chứng rất giống nhau nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn đối với cả bác sĩ và người bệnh, điều này gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị. Vậy phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não Phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là hai bệnh có triệu chứng rất giống nhau nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn đối với cả bác sĩ và người bệnh, điều này gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị. Vậy phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não

Trên lâm sàng, do có các triệu chứng tương đối giống nhau, nên người bệnh rất hay nhầm lẫn giữa rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não. Tuy nhiên hai bệnh lại bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau.

1.1. Rối loạn tiền đình.

Là một hội chứng do các nguyên nhân khác nhau tác động lên hệ tiền đình, một số nguyên nhân thường gặp nhất đó là:

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng làm cho người bệnh có những biểu hiện như: chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo...

Viêm thần kinh sọ não số 8, chi nhánh tiền đình

  • Đây là một tình trạng lành tính, thường hay bị tái phát, và nguyên nhân thường gặp là do vi trùng hoặc virus gây nên. Bệnh này hay gặp ở người trẻ và người ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng ban đầu có thể nôn, ói, giật mắt về phía bên tai bị. Sau một thời gian thì các triệu chứng giảm dần đi, nhưng lại hay tái phát lại
  • Hội chứng này không gây ù tai, không giảm thính giác

Hội chứng chóng mặt lành tính do tư thế.

  • Đây cũng là một tình trạng lành tính, bệnh nhân bị chóng mặt khi ở một số tư thế nào đó, ví dụ như nằm nghiêng sang một bên, nghiêng đầu nhìn một vật gì đó...
  • Nguyên nhân là do có sự thoái hóa của một cơ quan nào đó trong hệ tiền đình, viêm tai giữa, nghẽn tắc động mạch tiền đình...

Meniere’s disease

  • Triệu chứng thường gặp: chóng mặt, nôn ói, tai có cảm giác ù đầy
  • Nguyên nhân chưa xác định

Các nguyên nhân khác có thể liên quan đến hệ tiền đình gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình như: huyết áp thấp, đường huyết thấp, tim loạn nhịp, thiếu máu...

vicare.vn-phan-biet-roi-loan-tien-dinh-va-roi-loan-tuan-hoan-nao-body-1

1.2. Rối loạn tuần hoàn não

  • Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Ở giai đoạn đầu cơ thể có thể tự bù trừ, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn mất bù với các cơn thiếu máu não thoáng qua.
  • Các biểu hiện hay gặp phải như: tay chân ở một bên có cảm giác tê bì, co giật ở các chi hoặc đang nói chuyện người bệnh có thể dừng lại và không nói được, hay quên bất chợt, mệt mỏi. Những rối loạn này nếu như không điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn nếu trong người đang có sẵn các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu...
  • Tai biến mạch máu não là biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Những triệu chứng thường gặp nhất đó là đau đầu dữ dội, hôn mê, buồn nôn và nôn, liệt chi, méo miệng, mất tiếng, xuất huyết não...Người bệnh còn có khả năng tử vong trong trường hợp này.
  • Rối loạn tuần hoàn não mạn tính là tình trạng thiếu máu não mạn tính với các bệnh cảnh tiêu biểu như: sa sút trí nhớ ở người già, đau đầu, chóng mặt...
  • Rối loạn tuần hoàn não còn được phân chia theo vị trí của tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng tiểu não, vùng chẩm...
  • Các yếu tố nguy cơ gây nên tăng mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não như là: nghiện rượu bia, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động thể thao...
vicare.vn-phan-biet-roi-loan-tien-dinh-va-roi-loan-tuan-hoan-nao-body-2

2. Điều trị bệnh

Do có những điểm tương đồng trong các triệu chứng lâm sàng, do đó rất nhiều người đã tự ý mua thuốc và uống để điều trị bệnh. Điều này không những không điều trị được bệnh mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, khi gặp các triệu chứng bất thường, thì việc cần thiết là nên đến bác sĩ thăm khám để nhận được sự điều trị chính xác nhất.

Đối với bệnh rối loạn tiền đình:

  • Khi bắt đầu thấy có dấu hiệu phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì.
  • Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phổ biến nhất là điều trị nội khoa. Quá trình điều trị hoàn toàn do bác sĩ chỉ định về thuốc cũng như thời gian điều trị. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị cũng như thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ, làm được như vậy thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt và đề phòng được trường hợp tái phát.
  • Bệnh rối loạn tiền đình thường hay gặp phải ở những đối tượng làm việc văn phòng. Các đối tượng này thường xuyên ngồi máy lạnh khiến cho cột sống dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng co thắt cột sống thân mềm, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng não bộ, gây ra bệnh lý rối loạn tiền đình.
  • Do đó, để phòng tránh rối loạn tiền đình ở dân văn phòng, bạn nên hạn chế ngồi trước màn hình máy tính cũng như sử dụng điều hòa vừa phải, thường xuyên thực hiện các bài vận động nhẹ trong giờ làm việc ở các vùng cổ, gáy, lưng...
  • Không hút thuốc lá, do trong thuốc lá có chất Nicotine có thể là co thắt mạch máu cung cấp đến tai, do đó hút thuốc lá có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình và gây gia tăng huyết áp ngắn hạn.

Tương tự như rối loạn tiền đình, người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn và điều trị phù hợp khi bị thiểu năng tuần hoàn não.

Qua các thông tin từ bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não. Dù bản thân đang gặp phải bệnh lý nào trong hai bệnh trên, thì bạn cũng không nên tự ý điều trị tại nhà, mà hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

  • Hội chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết
  • Bệnh rối loạn tuần hoàn não nên ăn gì và kiêng ăn gì?
  • Triệu chứng cảnh báo rối loạn tuần hoàn não