Phân biệt các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi
Khi con bạn đột nhiên thấy máu tuôn ra từ mũi, bé có thể bị giật mình, tình huống này được gọi là chảy máu mũi hay máu cam. May mắn thay, hầu hết những ca chảy máu mũi ở trẻ em thường không nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cần phân biệt các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi để có cách xử lý phù hợp.
Phân biệt các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi
Khi con bạn đột nhiên thấy máu tuôn ra từ mũi, bé có thể bị giật mình, tình huống này được gọi là chảy máu mũi hay máu cam. May mắn thay, hầu hết những ca chảy máu mũi ở trẻ em thường không nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cần phân biệt các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi để có cách xử lý phù hợp.
Chảy máu mũi trước và sau
Có hai trường hợp chảy máu mũi, đó là chảy máu phía trước hoặc phía sau. Chảy máu mũi trước phổ biến hơn, máu chảy ra từ mặt trước của mũi, có nguyên nhân do các mạch máu nhỏ bên trong mũi (được gọi là mao mạch) bị vỡ ra.
Chảy máu mũi sau xuất phát từ sâu bên trong mũi. Trường hợp này xảy ra ở trẻ em có nhiều khả năng là bất thường, trừ khi nó có liên quan đến chấn thương mặt hoặc mũi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi thông thường
Có một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
- Không khí khô: đó có thể là không khí khô nóng trong nhà hay khí hậu khô bên ngoài. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị chảy máu mũi. Không khí khô vừa gây kích ứng mũi, vừa làm mất nước màng nhầy bao phủ trong mũi.
- Do bé gãi hoặc ngoáy mũi: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến trẻ bị chảy máu mũi/ máu cam. Hành động này cũng gây kích ứng mũi, làm trầy xước các mạch máu trong mũi, gây chảy máu.
- Chấn thương: Khi trẻ bị thương ở khu vực xung quanh mũi, nó có thể làm khiến trẻ bị chảy máu mũi. Hầu hết các trường hợp này không nghiêm trọng, nhưng trẻ sẽ cần được chăm sóc kỹ hơn nếu không thể cầm máu sau 10 phút hoặc bạn lo ngại về chấn thương của bé.
- Cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang: khi bé bị nhiễm bất kỳ bệnh nào trong số trên, các triệu chứng sẽ là nghẹt mũi và kích ứng, và có thể gây chảy máu mũi.
- Mũi bị nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn sẽ gây ra các vết loét, sưng đỏ, đóng vảy ở bên trong mũi, tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu mũi.
Trong một số trường hợp, chảy máu cam thường xuyên là do các bệnh liên quan đến đông máu hoặc dị dạng mạch máu. Nếu trẻ bị chảy máu cam do các nguyên nhân được liệt kê ở trên, hãy cho bé đi khám bác sĩ để được điều trị.
Các bước điều trị chảy máu mũi thông thường
Trong tình huống bé bị chảy máu mũi thông thường, bạn hãy bình tĩnh đặt bé ngồi lên ghế, thực hiện theo các bước sau để ngăn máu chảy:
- Giữ lưng bé thẳng, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé về phía trước một chút. Nghiêng đầu ra sau có thể khiến máu chảy xuống cổ họng, máu mũi có vị tanh, có thể khiến bé bị sặc, ho, buồn nôn.
- Tóm hai ngón tay vào phần đầu mũi, bên dưới sống mũi, trong khi làm điều này, hãy hướng dẫn cho trẻ thở bằng miệng.
- Cố gắng giữ tay như vậy để duy trì áp lực trong khoảng 10 phút. Nếu thả tay quá sớm có thể khiến máu mũi tiếp tục chảy. Bạn cũng có thể chườm đá vào sống mũi để làm giảm lưu lượng máu chảy đến mũi, ngăn chảy máu.
Trường hợp thường xuyên thấy trẻ bị chảy máu mũi
Thông thường các bé chỉ bị chảy máu cam một vài lần trong một năm, tuy nhiên có những đứa trẻ khác xảy ra tình trạng này thường xuyên hơn. Điều này có thể do lớp niêm mạc bên trong mũi bị kích ứng quá mức, khiến các mạch máu trong mũi lộ ra, gây chảy máu ngay cả khi có những tác động nhỏ nhất.
Cách điều trị trong trường hợp này là, hãy tìm cách tăng cường độ ẩm và giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Bạn có thể thử các cách sau:
- Sử dụng nước muối dạng phun sương xịt vào lỗ mũi cho bé vài lần một ngày
- Bôi chất giữ ẩm, làm mềm da (ví dụ Vaseline, lanolin) vào bên trong lỗ mũi cho bé
- Sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ của con để tăng thêm độ ẩm cho không khí, nhất là trong trường hợp hay sử dụng điều hòa, máy sưởi.
- Cắt tỉa móng tay cho bé thường xuyên và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh làm trầy xước, kích ứng, nhiễm khuẩn bên trong mũi khi bé ngoáy mũi.
Trẻ bị chảy máu mũi: Trường hợp cần cho bé đi khám bác sĩ
- Bé bị chảy máu cam sau khi nhét vật nào đó vào mũi
- Bé bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới trong thời gian gần đây
- Có máu chảy từ nơi khác tới mũi, ví dụ như từ nướu (lợi), hay mắt của bé
- Bé bị bầm tím nhiều chỗ trên cơ thể
Bạn cũng nên cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn vẫn tiếp tục bị chảy nhiều máu sau khi bạn đã giữ chặt mũi bé trong khoảng 10 phút, làm 2 lần liên tiếp. Trường hợp khác là chẳng may bé bị một cú đánh, va mạnh vào đầu (và không vào mũi), hoặc nếu con bạn kêu đau đầu, cảm thấy yếu hoặc chóng mặt.
Trẻ bị chảy máu mũi: Trường hợp cần gọi cấp cứu ngay
- Bé bị chảy máu mũi ồ ạt hoặc gây khó thở
- Bé trở nên nhợt nhạt, mệt mỏi và mất phương hướng
- Triệu chứng chảy máu vẫn tiếp diễn sau khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như ở trên đã hướng dẫn
- Chảy máu mũi xảy ra sau khi bị thương, chẳng hạn như sau khi bị đánh vào mặt hoặc mũi
- Chảy máu mũi không ngừng, có các khu vực chảy máu khác hoặc nhiều vết bầm tím trên cơ thể.
Trường hợp cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nếu trẻ chảy máu mũi vài tháng bị một lần, điều đó không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó xuất hiện thường xuyên, khoảng 4- 5 lần trong một tháng, bạn nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp hơn của chảy máu cam.
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kiểm tra hốc mũi để phát hiện các mạch máu bất thường.
Một lời giải thích khác cho việc chảy máu cam một bên mũi hoặc chảy nước mũi có mùi ở trẻ em là sự hiện diện của dị vật trong mũi. Khi khám cho trẻ thường xuyên bị chảy máu cam không giải thích được, các bác sĩ hay phát hiện thấy các hạt, cục tẩy cao su hoặc đồ chơi được bé nhét sâu vào trong mũi.
Chảy máu cam có thể khiến bé bị mất máu, nhưng tình trạng này có thể kiểm soát được. Bạn cần bình tĩnh tìm cách cầm máu cho bé, để bé nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng sau khi chảy máu mũi; dặn bé tránh xì mũi hoặc cọ xát vùng mũi quá mạnh.
Xem thêm:
- Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Theo bạn chảy máu cam có nguy hiểm không?