Phải xử trí ra sao khi trẻ nói dối?

Để bắt đầu bài viết này, bạn hãy lắng nghe tâm sự của một bậc phụ huynh "Con trai 10 tuổi của tôi lúc nào cũng nói dối. Khi tôi hỏi nó con đã làm bài tập ở nhà chưa, nó nói chắc chắn “con làm rồi”' trong khi tôi biết là nó chưa làm. Khi tôi hỏi nó đi đâu, nó sẽ nhìn thẳng vào mặt tôi và nói rằng nó định đến nhà một người bạn trong khi tôi biết chắc nó đang muốn đến một nơi k...

Phải xử trí ra sao khi trẻ nói dối? Phải xử trí ra sao khi trẻ nói dối?

Để bắt đầu bài viết này, bạn hãy lắng nghe tâm sự của một bậc phụ huynh "Con trai 10 tuổi của tôi lúc nào cũng nói dối. Khi tôi hỏi nó con đã làm bài tập ở nhà chưa, nó nói chắc chắn “con làm rồi”' trong khi tôi biết là nó chưa làm. Khi tôi hỏi nó đi đâu, nó sẽ nhìn thẳng vào mặt tôi và nói rằng nó định đến nhà một người bạn trong khi tôi biết chắc nó đang muốn đến một nơi khác. Hỏi nó bầu trời trong xanh phải không nó sẽ nói với bạn là không phải. Điều làm tôi lo lắng nhất là nó nói dối một cách trơn tru. Tôi không biết phải tin nó khi nào. Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn trước khi nó trở thành một “ kẻ nói dối điêu luyện”? "

Nói dối khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối. Vâng, đó thực sự là một điều đáng lo lắng. Chúng ta muốn con cái mình phải trung thực, đặc biệt là với chúng ta. Nhưng trước khi chúng ta nghe thấy lời nói dối, điều quan trọng là phải hiểu đằng sau những lời nói dối ấy là những gì . Không phải lời nói dối nào cũng giống nhau. Và không phải mọi lời nói dối đều là dối trá.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giai đoạn phát triển

Trẻ em được sinh ra không theo khuôn mẫu đạo đức nào. Chúng phải tự mường tượng ra tất cả mọi thứ. Hầu hết trẻ em ở mọi thời đại đều muốn mường tượng mọi thứ. Chúng biết rằng có quy tắc xã hội. Chúng liên tục quan sát người lớn chúng ta để biết chúng có nghĩa vụ phải làm gì và làm thế nào . Lời nói thật và khả năng hiểu được thế nào là nói dối là điều mà trẻ cần biết khi chúng lớn lên.

- Từ khi sinh ra đến lúc 3 tuổi, trẻ em ở trong một thế giới phức tạp nơi mà chúng phải phụ thuộc vào người lớn để tồn tại. Thường thì đó là những gì kiểu như "lời nói dối" hoặc là “sai lầm lương thiện” hoặc là nỗ lực để bảo vệ bản thân hoặc để người lớn nguôi giận. Chúng thấy được dấu hiệu từ giọng điệu của chúng ta "Con đã làm vỡ bình à?" giọng giận dữ có khả năng khiến trẻ phản ứng "Không phải con!". "Con đã ăn bánh quy à?" "Không phải con!" Dĩ nhiên là không. Trẻ không muốn gặp rắc rối với người lớn mà chúng còn đang phải phụ thuộc. Giọng điệu tức giận trong câu hỏi của người lớn khiến chúng sợ hãi . Chúng chỉ muốn làm những điều chúng cảm thấy an toàn.

- Trẻ em trong khoảng 3-7 tuổi vẫn có thể tìm ra sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế. Chúng tạo ra thế giới tưởng tượng trong trò chơi của mình. Đôi khi chúng không biết thế giới sáng tạo của chúng khi nào kết thúc và thế giới thực sự bắt đầu khi nào. Người lớn chúng ta thường chỉ thấy sự dễ thương và tham gia vào những trò tưởng tượng đó. Nhiều người trong chúng ta chuẩn bị bàn ăn tối cho một người bạn tưởng tượng. Chúng ta ủng hộ niềm tin vào cô tiên răng và ông già Noel. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều lúc chúng ta bị nhầm lẫn. Chúng ta không dập tắt sự sáng tạo của trẻ mà nên giúp chúng sắp xếp để kể những câu chuyện khó tin một cách phù hợp và khi thực tế nó không phải vậy.

- Từ lứa tuổi 5-10 tuổi, trẻ dần dần biết được thế nào là nói dối. Nếu chúng lớn lên trong một gia đình và khu dân cư và trường học, nơi có những quy định rõ ràng về tầm quan trọng của nói thật, chúng sẽ cố gắng hết sức mình để thực hiện. Chúng muốn được là “đứa trẻ ngoan." Chúng muốn người lớn chấp thuận. Chúng muốn được ở bên sự thật và công lý. Trẻ em là trẻ em, chúng cũng sẽ giám sát lẫn nhau - và cả chúng ta. Chúng là người sẽ hét lên "Liar Liar Pants On Fire" (câu vè - nghĩa đen là khi nói dối thì quần bốc cháy) khi chúng phát hiện ai đó nói dối.

- Hơn 10 tuổi? Chúng biết rất rõ khi chúng nói sai sự thật hoặc hoàn toàn nói dối. Các lý do khác dường như không có sức thuyết phục.

Các lý do khác để nói dối: Xã hội ngày càng phát triển. Những đứa trẻ lớn hơn càng có nhiều lý do bao biện như:

- Sai lầm. Đôi khi trẻ nói dối mà không cần suy nghĩ sau đó càng ngày càng nói dối nhiều hơn. Mẹ nói một cách giận dữ, "Ai để con chó ra ngoài?" Trẻ tự động nói, "Không phải con!" Rất tiếc. Trẻ biết là chúng làm. Bạn biết là chúng làm. Chúng biết là bạn biết chúng làm. Bây giờ chúng định sẽ làm gì? "Mẹ ơi. Có lẽ là gió đã mở cửa đấy”. "Uh-huh. Sự thật ngày càng lộn xộn. Trẻ biết nhưng không muốn thừa nhận. Các bà mẹ càng tức giận hơn. Oh con trai. . . Bây giờ có 3 vấn đề: nguồn gốc sự việc, lời nói dối, và sự giận dữ của mẹ.

- Nỗi sợ hãi. Liên quan đến những lời nói dối không suy nghĩ là nỗi sợ hãi. Khi người lớn dữ tợn (bạo lực, phi lý, hoặc thô bạo), trẻ sẽ lo lắng về hậu quả của tội lỗi mà chúng gây ra nên chúng tìm mọi cách trốn tránh. Có thể hiểu được. Không ai muốn bị đánh mắng cả

- Để trốn tránh những gì chúng không muốn làm. "Con đã làm bài tập toán ở nhà chưa?" Một người cha nói. "Rồi ạ. Con đã làm bài tập ngay khi con về nhà”, cậu con trai học trung học nói. Cậu con trai ghét môn toán. Nó không thích cảm giác thất bại chỉ vì không hiểu bài. Nó không muốn đấu tranh với điều đó. Tốt hơn hết là "nói dối." Hy vọng rằng môn toán sẽ rơi xuống hố trước giờ toán ngày mai, như thế nó sẽ không phải đối phó với môn toán.

Trẻ thường nói dối khi bị bắt làm việc mà chúng không thích. (Ảnh minh họa)
Trẻ thường nói dối khi bị bắt làm việc mà chúng không thích. (Ảnh minh họa)

- Không hiểu nổi khi đó là xã hội thích hợp để nói dối và khi nó không phải. Một câu hỏi công thức: "Bạn khỏe không" Câu trả lời công thức là “tôi khỏe!” Nhưng nếu bạn không khỏe? Bạn sẽ nói dối như thế nào? Khi ai đó hỏi một người bạn "Hình như mặc quần jean làm tớ trông béo hơn phải không?"; "Cậu có thích chiếc áo len mới của tớ không?"; "Cậu có phiền không khi tớ gia nhập nhóm?" - Chúng không cần phải tìm một câu trả lời trung thực. Làm thế nào để một đứa trẻ hiểu được điều đó?

- Như một cách để thích nghi. Những đứa trẻ yếu đuối hơn sẽ đứng về phía bè phái và đám đông của trường trung học mạnh hơn. Chúng bắt đầu nói dối như một cách để được "lên mặt". Chúng nói dối để được tán thành. Chúng nói dối để bao che cho nhau và bao che cho điều sai trái mà chúng đã gây ra. Chúng nói dối về lời nói dối.

- Giới hạn của cha mẹ quá nghiêm ngặt. Khi cha mẹ không cho phép chúng được tự do, thiếu niên gần như phải láu cá thủ đoạn để phát triển bình thường. Có bậc cha mẹ không cho con gái của họ hẹn hò cho đến khi họ 30 tuổi, có người yêu cầu điểm A thì con mới được phép đi ra ngoài, hoặc có người theo dõi mọi hoạt động và mối quan hệ của trẻ khiến chúng cảm thấy khó chịu. Nói sự thật thì sẽ là thiếu niên gương mẫu nhưng lại không được làm điều mình muốn. Nói dối thì sẽ chỉ là là thiếu niên bình thường nhưng chúng cảm thấy khủng khiếp về lời nói dối ấy.

- Bắt chước. Thật khó để giữ một thiếu niên lái xe ở tốc độ giới hạn nếu phụ huynh sử dụng một "Fuzz-buster" để tránh hậu quả của quá tốc độ. Nếu cha mẹ bảo “ốm” khi dự án công việc không hoàn thành đúng thời hạn, những đứa trẻ sẽ coi việc bỏ học của chúng là “ốm” giống như trong công việc của cha mẹ mình. Khi cha mẹ khoe khoang về việc gian lận thuế thu nhập hoặc một hình thức hỗ trợ tài chính, trẻ sẽ hiểu rằng nói dối không vấn đề gì, miễn là không bị bắt. Chúng chắc chắn sẽ cố gắng quan sát mọi thứ ở nhà và thường sững sờ khi cha mẹ không thấy chúng làm đơn giản như người lớn.

Và đôi khi, hiếm khi, nói dối là một dấu hiệu của bệnh tâm thần như rối loạn hành vi hoặc nói dối bệnh lý. Thông thường có nhiều triệu chứng nói dối. Những đứa trẻ nói dối một cách lão luyện, chúng nói dối cho dù chúng cần hay không. Đó là một phản xạ, không phải là một thao tác.

Đôi khi nói dối là dấu hiệu của bệnh tâm thần.
Đôi khi nói dối là dấu hiệu của bệnh tâm thần. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào giúp trẻ không nói dối

Công việc của chúng ta là giúp những đứa trẻ của mình hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực. Đáng tin cậy (xứng đáng với sự tin cậy) là chìa khóa của tình bạn vững chắc, mối quan hệ lãng mạn đáng tin cậy, và thành công trong học tập cũng như nghiệp. Trung thực và thành thật là đức tính quý báu nhất.

- Yêu cầu đầu tiên là khó nhất. Công việc của chúng ta là trở thành tấm gương sáng về lối sống trung thực. Nếu chúng ta muốn nuôi dạy con trung thực, chúng ta không thể làm ngược lại. Chúng ta không thể trốn tránh trách nhiệm hay khoe khoang về việc trốn tránh việc chúng ta nên làm. Chúng ta phải sống cuộc đời liêm chính và chứng minh trong hàng ngàn cách khác nhau quan trọng nhất vẫn là một người đàn ông hay phụ nữ trung thực.

- Bình tĩnh. Đánh mất sự bình tĩnh sẽ mất tập trung và khiến bạn giận dữ và thất vọng. Bạn có chắc con mình nói dối? Trước khi đối phó với nó, hãy đi đến một nơi nào bạn thấy hạnh phúc. Hít thở. Đếm. Cầu nguyện. Bạn đã bình tĩnh chưa? Được rồi. Bây giờ hãy nói chuyện với trẻ.

- Hãy dành thời gian để dạy dỗ và giảng giải. Khi một ai đó phóng đại sự thật hay kể những câu chuyện khó tin, ta không buộc cho họ là nói dối. Thay vào đó chúng ta có thể ước muốn một số điều trở thành sự thật và sẽ thật thú vị để giả vờ, chơi và tưởng tượng. Bằng cách đó, chúng ta không những không dập tắt sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp chúng hiểu rằng bên cạnh thời gian để vui chơi còn có thời gian cho cuộc sống thực.

- Thấu hiểu vấn đề đạo đức là khó khăn. Cho con bạn những lợi ích của sự nghi ngờ. Nếu trẻ thực sự nói dối, cho chúng một con đường lui. Sau đó nói chuyện về những gì đã xảy ra và chúng có thể làm gì khác nếu lần tiếp theo chúng nói dối.

- Hãy tìm những lý do đằng sau những lời nói dối. Hãy là một phần của cuộc nói chuyện. Hãy “bình tĩnh”, tránh bối rối, xem còn cách nào khác mà trẻ có thể đạt được mục tiêu. Tiếp tục xem xét những gì đã xảy ra và tại sao nói dối lại thực sự không phải là một ý tưởng tốt.

- Bạn đã bắt con mình nói dối? Cha mẹ không nên bắt chước người thẩm vấn. Cố gắng buộc trẻ nói ra sự thật chỉ làm chúng sợ hãi hơn. Chỉ nói đơn giản rằng chúng ta chấp nhận sai lầm của chúng và chia sẻ nếu chúng đang gặp vướng mắc với câu chuyện của mình. Coi trọng sự thật và hệ quả rõ ràng. Mắc nhiếc và chửi rủa sẽ chỉ khiến trẻ lần sau khó nói sự thật.

- Không bao giờ được gán tên cho một đứa trẻ là kẻ nói dối. Khi một đứa trẻ bị gán tên như vây chúng càng khó sửa chữa hơn. Một số trẻ em trở thành người xấu khi chúng tin chắc rằng không có con đường nào để quay lại và tình yêu chẳng có nghĩa lý gì.

(Nguồn: www.psychcentral.com)