Phải làm sao khi phát hiện mẹ bị ngôi thai ngược?

Hiện tượng ngôi thai ngược không phải là trường hợp quá đặc biệt, tuy nhiên đây được coi là một dạng bất thường của thai nhi. Ngôi thai ngược không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng lại gây những khó khăn cho quá trình sinh nở.

Phải làm sao khi phát hiện mẹ bị ngôi thai ngược? Phải làm sao khi phát hiện mẹ bị ngôi thai ngược?

Hiện tượng ngôi thai ngược không phải là trường hợp quá đặc biệt, tuy nhiên đây được coi là một dạng bất thường của thai nhi. Ngôi thai ngược không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng lại gây những khó khăn cho quá trình sinh nở, thậm chí mẹ bầu phải áp dụng biện pháp sinh mổ. Dưới đây là những vấn đề về ngôi thai ngược mẹ bầu cần biết để chuẩn bị tâm lý trong trường hợp bé yêu không chịu “xoay đầu” trong những tháng cuối nhé.

1. Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược là hiện tượng phần mông của thai nhi quay xuống phía dưới cổ tử cung. Do đó, khi sinh nở, phần mông, chân của bé sẽ ra trước và phần đầu ra sau. Điều này không chỉ khiến cho quá trình chuyển dạ của mẹ kéo dài mà mẹ bầu còn có nguy cơ bị sa dây rốn vô cùng nguy hiểm.

Tỷ lệ ngôi thai ngược không nhiều nhưng cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ mẹ bầu nào. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ các kiểu ngôi thai sẽ là:

Thai ngôi đầu (thai nằm theo hướng quay đầu xuống dưới, mông ở phía đáy tử cung) chiếm hơn 95%

Thai ngôi ngược (mông ở dưới, đầu quay lên phía đáy tử cung) chiếm khoảng 4%

Trong đó, 40% ngôi thai ngược là thai non tháng.

Thai ngôi ngang (hai nằm đầu ở một bên và mông ở một bên của ổ bụng) chiếm dưới 1%. Trong đó, 40% ngôi thai ngược là thai non tháng.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-phat-hien-me-bi-ngoi-thai-nguoc-body-1

2. Những nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược

Trong suốt thai kỳ, phần lớn thời gian thai nhi sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Đến tuần thứ 28, chỉ có 15% thai nhi vẫn ở tư thế ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, hầu hết các bé sẽ quay đầu về đúng vị trí để quá trình sinh con của mẹ diễn ra được thuận lợi. Tới tuần thứ 36, chỉ có 6% bé ở ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn lại khoảng 3%.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy rõ được nguyên nhân đặc biệt dẫn đến hiện tượng ngôi thai ngược. Dưới đây là một vài lý do có thể là nguyên nhân khiến cho thai bị ngược để các mẹ bầu cân nhắc.

Nguyên nhân từ mẹ bầu

  • Nước ối quá nhiều trong túi ối: Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở các bà mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Nước ối quá nhiều khiến cho thai nhi có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường, do vậy có thể ở bất kỳ vị trí nào trong những tuần cuối.

  • Nước ối quá ít khiến cho thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu xuống dưới tử cung trong những tuần cuối.

  • Sinh đôi hoặc sinh ba

  • Tử cung bị dị dạng

  • Lạm dụng các loại thuốc trong quá trình mang thai

  • Mẹ có thai khi lớn tuổi

Nguyên nhân từ thai nhi

  • Sinh non nên thai chưa kịp quay đầu

  • Thai nhi bị dị tật

  • Thai nhi có dây rốn ngắn

3.Mẹ bầu cần làm gì khi bị ngôi thai ngược

Có rất nhiều các phương pháp giúp cho mẹ bầu xoay ngôi thai một cách tự nhiên như các bài tập thể dục hoặc kích thích từ bên ngoài để bé xoay đầu xuống phía dưới. Thông thường, các bác sỹ sẽ khuyên mẹ bầu có tử cung bình thường mà bị ngôi thai ngược đó là dành khoảng 1 giờ mỗi ngày để tập theo các tư thế như: quỳ đầu gối, đầu cuối xuống giường, mông chổng ngược lên để thai tự quay đầu xuống dưới. Một số bác sỹ sẽ làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn bên ngoài thành bụng để thai quay đầu xuống dưới (vào lúc chưa chuyển dạ hoặc khi mới bắt đầu chuyển dạ). Tuy vậy những cách làm trên cũng không có tỷ lệ thành công cao và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nên hiện nay đã ít được sử dụng hơn.

vicare.vn-phai-lam-sao-khi-phat-hien-me-bi-ngoi-thai-nguoc

Động tác giúp thai nhi quay đầu khi phát hiện ngôi thai ngược.

Khi đẻ, đầu của thai nhi là phần quan trọng nhất, nếu ra sau cùng sẽ khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc chân ra trước có thể khiến cho đầu và thân trên dễ bị mắc kẹt lại trong xương chậu không thể ra được, kéo dài quá trình sinh nở và càng làm cho tình trạng càng trở nên nguy hiểm.

Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là một công việc khó khăn và khá nguy hiểm, đòi hỏi thầy thuốc phải có tay nghề cao. Tuy nhiên, nếu biết thai ngôi ngược mà vẫn cố đẻ thường thì là một việc hết sức mạo hiểm. Do vậy, hiện nay hầu hết các ca sinh ngôi thai ngược đều được khuyên là đẻ mổ để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Đối với các trường hợp mẹ mang thai ngôi ngược nhưng không chấp nhận sinh mổ lấy thai, nếu bác sỹ có kinh nghiệm và đánh giá trọng lượng thai nhi không quá lớn thì có thể cho thai phụ đẻ đường dưới với các phương pháp đỡ đẻ đặc biệt dành cho trường hợp thai ngôi ngược. Tuy tỷ lệ đẻ thành công khá cao biện pháp này vẫn không an toàn bằng phương pháp sinh mổ.