Phải làm gì khi trúng 4 loại độc tố sau đây

Bạn đã biết sơ cứu khi trúng 4 loại độc tố sau: do ăn uống, rắn cắn, ong đốt, hít phải khí độc và nhiễm độc qua da hoặc mắt chưa. Cùng đọc bài viết sau.

Phải làm gì khi trúng 4 loại độc tố sau đây Phải làm gì khi trúng 4 loại độc tố sau đây

Bạn đã bao giờ lâm vào tình cảnh không biết làm gì khi gặp bệnh nhân bị nhiễm độc ăn uống, rắn cắn, hít phải khí hơi... Đây là một thực trạng khá phổ biến do sự thiếu kiến thức mà không biết sơ cứu ra sao dẫn đến tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mọi người những bước sơ cứu cơ bản khi gặp bệnh nhân bị nhiễm độc.

1. Nhiễm độc do ăn, uống

Khi bệnh nhân bị nhiễm độc do ăn uống cần gây nôn nếu trong 30 phút đầu tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân hôn mê, co giật, uống xăng dầu, axit hoặc kiềm thì không được gây nôn. Bước tiếp theo cho uống than hoạt 1g/kg hoặc Antipois Bmai 2ml/kg cân nặng cơ thể. Ví dụ người bị nặng 40kg thì cần cho uống 40g than hoạt, 80ml Antipois Bmai. Sau đó ngay lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện, cần mang theo mẫu độc nếu biết.

trúng 4 loại độc tố

2. Nhiễm độc do rắn cắn, ong đốt...

Băng ép và bất động toàn bộ chi bị cắn nếu rắn hổ cắn. Không băng ép nếu nhóm rắn lục cắn. Hạn chế vận động, đi lại, chạy và cũng không được trích rạch, nặn máu, chữa mẹo dân gian... Nếu bị ong đốt trong trường hợp bị sốc phản vệ hoặc bị đốt vào vùng hầu họng gây phù nề, chèn ép, khó thở. Cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khí dung hoặc tiêm adrenalin theo phác đồ điều trị sốc phản vệ.

trúng 4 loại độc tố

3. Hít phải hơi, khí độc

Khi biết có người hít phải hơi khí độc, cần mở rộng các cửa, quạt, thông khí bằng quạt công suất lớn, máy nén khí trước khi cứu hộ đến hoặc dùng ống dẫn cung cấp khí sạch, oxy cho người cứu hộ. Sau đó đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, đặt nơi thoáng khí, nới rộng hoặc cởi bỏ quần áo bị nhiễm độc. Nếu ngừng thở: cần thổi ngạt nhưng cũng cần chú ý một số khí có thể gây ngộ độc cho người thổi ngạt như CO, khí than,... nên tránh hít phải khí thở ra của nạn nhân.

4. Nhiễm chất độc qua da, mắt

  • Với da: Cần cởi bỏ quần áo bị nhiễm độc, rồi rửa da với nhiều nước và xà phòng trong 10-15 phút, dùng nước ấm nếu nhiệt độ xung quanh lạnh. Tránh để hóa chất lan ra vùng da lành và cũng như người cứu hộ.
  • Với mắt: Người cứu nên nghiêng đầu người bị về bên mắt bị nhiễm độc, tưới rửa mắt liên tục bằng nước sạch trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút, lưu ý là người bị nên chớp mắt trong khi rửa, tránh dụi mắt vì có thể làm hỏng niêm mạc mắt.

rubbing-eyes

Trên đây là một số biện pháp sơ cứu hữu dụng khi có người thân, người xung quanh bị nhiễm độc. Sau khi sơ cứu xong bạn cần gọi xe cứu thương đến hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.